Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 16
Điểm GP 1
Điểm SP 42

Người theo dõi (2)

Queen
Nấm Gumball

Đang theo dõi (11)


Câu trả lời:

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc lao động, học tập và nghiên cứu thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Trong đó trở ngại khó khăn lớn nhất, theo ý kiến của nhiều người ấy là sự thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc.

Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: “Có công mài sắc có ngày nên kim”.

Điều này trong thực tế, với nhiều tấm gương lao động, học tập và nghiên cứu đã thành đạt cho phép chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, cha ông chúng ta thường đúc kết kinh nghiệm của mình lại thành những câu văn cô đọng, hàm súc. Ở đâycũng thế, tác giả dân gian đưa ra hình ảnh cụ thể là một thỏi sắt đen sì, thô cứng. Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.

Chân lí ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏthêm bài học ấy.

Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả haitay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.

Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.

Trong lĩnh vực hoa học kĩ thuật, có biết bao nhiêu nhà bác học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao nhiều công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho mọi người. Chúng ta dễ gì quên tên tuổi những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng...

Ngay trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác.

Bài học về sự kiên trì nhẫn nại cũng đã được chứng minh với trường hợp nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Để có được thành công rạng rỡ là giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Sô-panh, anh cũng đã trải qua biết bao công phu khổ luyện miệt mài từ những ngày khó khăn trong chiến tranh phải đi sơ tán, tránh bom đạn Mĩ cho đến khi được đưa đi học ở nước bạn.

Một nhà văn phương Tây cho rằng thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài. Ởnước ta, ngày xưa, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ngày nay, từ Nguyễn Tuân đến Xuân Diệu... Cây bút nào cũng như nhau, dùi mài cần mẫn, đêm đêm thao thức bên đèn, trước trang giấy trắng, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu,dập dập, xóa xóa bao lần viết đi viết lại mới có được nhưng hình tương văn học đặc sắc làm rung động lòng người.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu dựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì chín năm ròng rã mà nhàn dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lững lấy: “Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đó nên thiên sứ vàng" (Tố Hữu). Sau đó nhân dân cả nước lại phải kiên trì bền bí gánh chịu vô vàn hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh, cuối cùng đã đánh được "Mĩ cút ngụy nhào” “toàn thắng đã về ta” thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Làm sao kể hết những dẫn chứng có thểtìm thấy dễ dàng trong thực tế cuộc sống và lịch sử của dân tộc ta. Cũng do tính phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống mà bài học quý đó được văn học thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau. Có khi dưới dạng là các câu tục ngừ, ca dao diễn đạt cụ thể, có đúc và gợi cảm: “Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu cùng đầy tổ” hay “Cóng lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.

Trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến bài học quý giá này, nêu bặt tấm gương bền lòng trì chí của người anh hùng dấy nghĩa đất Lam Sơn:

Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời

Nếm một nằm gai há phải một hai sớm tối

Chúc bạn học tốt .

Câu trả lời:

Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” ( Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của nhà thơ Hạ Tri Chương là bài thơ nói về tình yêu, sự nhớ thương dành cho quê nhà. Nhưng càng yêu bao nhiêu thì nhà thơ lại càng thấy xót xa bấy nhiêu khi ông trở về thăm quê nhưng mọi thứ đã thay đổi, khoảng cách về thế hệ khiến ông cảm thấy chút chua xót, lạc lõng ngay cả khi đã về nơi “ chôn nhau cắt rốn” của mình.

Mở đầu bài thơ, Hạ Tri Chương đã kể cho người đọc nghe về câu chuyện riêng của chính mình và cũng tái hiện lại hình ảnh của chính mình sau những năm tháng đằng đẵng xa quê:

“ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi”
( Lúc trẻ rời nhà, lúc già cả mới quay về)

Nhà thơ đã kể lại một cách tóm tắt quãng thời gian xa quê và bối cảnh hiện tại, khi nhà thơ có cơ hội về lại thăm quê: Nhà thơ xa quê từ khi còn rất nhỏ, rất trẻ “ lão đại hồi”. Sau quãng đường bôn ba, tha phương nơi đất khách, khi có điều kiện về thăm quê thì trên đầu mái tóc đã bạc “lão đại hồi”.
Quãng thời gian xa quê đã làm cho tác giả thay đổi cả về tuổi tác, vóc người. Để từ đó làm nền để hé mở tình cảm dành cho quê hương của tác giả :

“ Hương âm vô cải mấn mao thôi”
( Giọng quê không đổi, tóc râu đã rụng dần)

Ở đây, tác giả đã sử dụng phép đối để thể hiện tình yêu của mình dành cho quê hương. Nếu “giọng quê không đổi” tức tình cảm, sự gắn bó dành cho quê hương chưa một lần phai nhạt, thay đổi thì hình dáng bên ngoài nhà thơ đã có sự thay đổi lớn “Mấn mao thôi”. Ở đây, cái nhà thơ muốn nhấn mạnh, muốn làm nổi bật đó chính là thời gian xa quê, thời gian cứ vô tình trôi, thấm thoắt thời gian xa quê của nhà thơ đã hơn năm mươi năm.Vì vậy, tình cảm của nhà thơ với quê hương được khẳng định một cách chắn chắn là chưa từng thay đổi song lại ẩn chứa nỗi buồn xót xa trước sự chảy trôi của thời gian, của đời người.

Loading... cam nghi bai hoi huong ngau thu cua ha tri chuong

Vì thời gian tác giả xa quê cũng ngót năm mươi năm nên những đứa trẻ được sinh ra ở nơi này cũng không biết về tác giả. Chính sự xa lạ, khoảng cách của thế hệ ấy mà những đứa trẻ ngây thơ ấy coi Hạ Tri Chương như một người khách lạ mà đón tiếp:

“Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai”
(Gặp lũ trẻ nhỏ nhưng không hề biết nhau
Lũ trẻ cười hỏi: “Khách từ nơi nào đến đây?)

Những đứa trẻ nhỏ được sinh ra sau khi nhà thơ rời quê nên lẽ tất yếu chúng không hề biết đến nhà thơ “bất tương thức” nên chúng rất hồn nhiên và chào hỏi nhà thơ “ Khách tòng hà xứ lai”.Ta có thể thấy ở đây lũ trẻ rất ngon ngoãn, lễ phép với nhà thơ, song chính sự hồn nhiên, ngây thơ của lũ trẻ khiến nhà thơ ngỡ ngàng, xen lẫn cả sự xót xa, buồn tủi. Là người con xa quê đã nhiều năm, nay có dịp về thăm quê lại bị xem như người xa lạ, một người khách vô tình ghé qua nên tác giả không tránh được cảm giác chua xót.

Hạ Tri Chương không trách những đứa trẻ vì không biết mình, chào hỏi như một người khách vì chúng rất ngây thơ và phản ứng theo lẽ rất tự nhiên. Nhà thơ thấy buồn vì thời gian mình xa quê quá lâu, đủ để mọi thứ xung quanh thay đổi.Quê hương vẫn ở đây, tình cảm yêu mến của nhà thơ với nhà thơ không chút thay đổi nhưng những người bạn cùng trang lứa với nhà thơ cũng không còn ai, bản thân thì bị coi là người lạ nên cảm giác chua xót, tự vấn là điều hoàn toàn có thể hiểu được.
Nơi quê hương “chôn nhau cắt rốn” vô cùng quen thuộc, thân thương.Nơi mà người ta sẽ cảm giác tĩnh tâm, yên bình khi trở về. Nhưng ở đây,nhà thơ lại cảm giác lạc lõng, cô đơn giữa chốn thân quen này.

“ Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương đã thể hiện được chân thực cảm xúc của chính bản thân nhà thơ. Nhà thơ xây dựng được bức chân dung của cảm xúc, của con người nhà thơ. Đó là con người luôn yêu thương tha thiết quê hương của mình và cảm giác buồn tủi, chua xót khi về thăm quê. Từng câu thơ đều khiến cho người đọc cảm động, cùng với đó là sự đồng cảm, thấu hiểu với nỗi niềm của nhà thơ.Đây là một bài thơ chứa chan tình cảm, tâm tư của một người con xa quê.