Bài 1 : Sống giản dị

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ngọc Bích Vân

Qua câu chuyện "Bác có phải là vua đâu", em hãy cho biết Bác Hồ của chúng ta đã sống giản dị như thế nào ?

bùi mai trang
10 tháng 8 2017 lúc 12:47

Trong sâu thẳm tận đáy lòng của mỗi người Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, dù ở trong nước hay ngoài nước đều rất mực kính trọng, khâm phục Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ uyên bác, có trái tim nồng nàn yêu nước, thương dân vô bờ bến; Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

Đã 44 năm trôi qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chi Minh về với thế giới người hiền, nhưng đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, trong đó có chúng tôi, thế hệ được sinh ra khi Người không còn nữa, vẫn trào dâng một niềm xúc động khôn nguôi khi nhớ về Người. Tôi cảm thấy từ trong sâu thẳm lòng mình, Người vẫn hiện lên trong cuộc đời và trong trái tim của mỗi chúng ta - Một tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp về lối sống giản dị, lòng nhân ái bao dung, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không xa hoa lãng phí, không phô trương hình thức, suốt đời sống trong sạch vì dân, vì nước, vì con người, không gợn chút riêng tư. Toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Bấy nhiêu đức tính cao cả ấy chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên cao thượng tuyệt vời. Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó, Người là tấm gương cụ thể, gần gũi mà mọi người đều có thể noi theo.

Suốt đời Bác luôn tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt cũng đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: Bác còn khoẻ, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi như thế này là tốt rồi.

Năm 1950, Bác Hồ đi chiến dịch biên giới. Chuyến đi dài ngày, gian khổ. Vì lo cho sức khoẻ của Bác, nên anh em cảnh vệ kiếm được một con ngựa, mời Bác lên. Bác cười: Chúng ta có 7 người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện?

Anh em vừa khẩn khoản: Chúng cháu còn trẻ, Bác đã cao tuổi, đường xa, việc nhiều,....Không nỡ từ chối, Bác trả lời:

- Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ ba lô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi.

bac-co-phai-vua-dau-a
Bác đi thị sát chiến trường ở mặt trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới 1950.
(Ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Vũ Năng An)

Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí Chủ tịch huyện cho tìm mượn được một chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi:

- Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải là vua đâu?

Một lần, trong bữa ăn, đồng chí phục vụ dọn lên cho Bác một đĩa cá anh vũ, một loại cá sông quý hiếm thường chỉ có ở khúc sông thuộc Bạch Hạc - Việt Trì. Nhìn đĩa cá biết ngay là của hiếm, Bác khen và bảo:

- Cá ngon quá, thế mà chú Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) lại đi vắng. Thôi, các chú để đến chiều đồng chí Tô về cùng thưởng thức.

Miếng ngon không bao giờ Bác chịu ăn một mình. Chia sẻ ngọt bùi là thế, tưởng chuyện cũng sẽ qua đi. Nhưng đến bữa sau, trong mâm cơm lại có món cá hôm trước. Nhìn đĩa cá, Bác hiểu ngay và tỏ ra không bằng lòng.

- Bác có phải là vua đâu mà phải cung với tiến!

Rồi Người kiên quyết bắt mang đi không ăn nữa. Như Bác đã từng nói, ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì Bác đâu có chấp nhận.

Những anh em công tác trong Phủ Chủ tịch hàng ngày vẫn thường đi lại bằng xe đạp, thỉnh thoảng có gặp Bác đi bộ. Nhìn thấy Bác, mọi người đều xuống dắt xe cho Bác đi qua rồi mới lên xe đi tiếp. Thấy vậy, Bác thường khoát tay ra hiệu bảo anh em cứ đi tiếp, không cần xuống xe. Nhưng ai có thể cho phép mình ngồi trên xe khi Bác đi bộ. Một lần, Bác gọi đồng chí vừa xuống dắt xe lại gần và bảo:

- Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?

Lão Tử có nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì không sống cho mình nên mới được trường sinh. Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà lại lên trước, đặt thân mình ở ngoài mà lại còn”. Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi. Lời Lão Tử thật sâu sắc lắm thay!

Bác Hồ kính yêu của chúng ta là như vậy đó. Trái tim mênh mông của Người thuộc về dân tộc, thuộc về nhân dân “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Người đã trở thành niềm tin và hy vọng, trở thành trung tâm hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua câu chuyện này, chúng ta vô cùng kính trọng và khâm phục tấm gương đạo đức cao đẹp của Bác.

Là một Chủ tịch nước, một vị lãnh tụ tối cao nhưng Bác Hồ kính yêu của chúng ta sống một cuộc đời thật giản dị, thanh đạm như những người dân Việt Nam bình thường khác. Bác không bao giờ nhận bất cứ một sự ưu tiên đặc biệt nào người khác dành cho mình, không một chút riêng tư, suốt đời tận tụy vì dân, vì nước, vì con người. Sự hy sinh cao đẹp đó của Bác làm cho mỗi chúng ta không khỏi xúc động.

“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa”.

Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã đau xót trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân và phong kiến. Tận mắt nhìn thấy cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Hồ Chủ tịch luôn tự cho mình là Người lính vâng mệnh của quốc dân ra trước mặt trận”, là “Người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

Cả đời Bác chỉ có mục đích đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh. Người nói: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi

Tôi còn nhớ khi được nghe các ông các bà rưng rưng xúc động kể chuyện của Ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Giọng nói ấm áp của Bác Hồ kính yêu không chỉ vang vọng khắp Quảng trường Ba Đình khi đó mà nó còn vang vào tận sâu thẳm mỗi con người Việt Nam. Thế hệ trẻ chúng tôi không được tận mắt chứng kiến giây phút lịch sử đó nhưng những điều đó đã ăn sâu vào tâm hồn. Bác Hồ - con người rất mực giản dị nhưng vô cùng cao quý, Bác ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc. Những bài học Bác để lại là những điều vô cùng quý giá cho sự nghiệp xây dựng đất nước còn nhiều gian nan của đất nước ta.

Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu và đang từng bước phát triển đi lên về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt năm 2006 nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới - WTO. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức, những vấn đề xã hội nổi cộm. Đó là sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công, quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân, sống xa hoa trụy lạc, coi đồng tiền là trên hết, những người đã từng rất anh dũng chiến đấu trước bom đạn của địch, không chịu khuất phục, vậy mà nay họ đã bị “trúng viên đạn bọc đường” gây ra những tác hại nghiêm trọng, làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Đó đều là nỗi đau của xã hội, là nỗi xót xa của mỗi cán bộ, đảng viên. Trước thực trạng đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, ra sức bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Nhân loại sẽ còn phải trải qua nhiều thăng trầm, thế giới sẽ còn nhiều đổi thay, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi với con người, non sông, đất nước Việt Nam. Tư tưởng vĩ đại và đạo đức cao cả của Người là lý tưởng, là lẽ sống của mỗi người dân Việt. Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi soi đường chỉ lối cho con đường xây dựng đất nước đi tới thắng lợi cuối cùng. Những con người thuộc thế hệ trẻ như chúng tôi càng ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Những tư tưởng của Người chính là tiền đề quan trọng, định hướng cho chúng ta sống và làm việc vì đất nước

Chibi Usa
3 tháng 8 2017 lúc 13:16

Nhân loại sẽ còn phải trải qua nhiều thăng trầm, thế giới sẽ còn nhiều đổi thay, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi với con người, non sông, đất nước Việt Nam. Tư tưởng vĩ đại và đạo đức cao cả của Người là lý tưởng, là lẽ sống của mỗi người dân Việt. Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi soi đường chỉ lối cho con đường xây dựng đất nước đi tới thắng lợi cuối cùng. Những con người thuộc thế hệ trẻ như chúng tôi càng ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Những tư tưởng của Người chính là tiền đề quan trọng, định hướng cho chúng ta sống và làm việc vì đất nước!


Các câu hỏi tương tự
Thành Lê
Xem chi tiết
Thị Tròn Hồ
Xem chi tiết
Lê Thị Kiều My
Xem chi tiết
Minh Chánh
Xem chi tiết
Đào Ngọc Quý
Xem chi tiết
bùi mai lâm nhi
Xem chi tiết
Mai Nguyễn Phúc Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
trần minh thu
Xem chi tiết