Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 84
Điểm GP 12
Điểm SP 51

Người theo dõi (11)

Kudo Shinichi
Ngọc Anh
Xử Nữ
Phạm Anh nqh

Đang theo dõi (2)

Tạ Uyên

Câu trả lời:

Cát mịn dưới chân, gió vờn tóc rối và nắng buông lơi trên khuôn mặt tươi hồng, để níu lòng về một không gian của biển, của những khoảnh khắc riêng mà người từ phía núi một lần ra biển khó diễn tả hết bằng lời...

Có lẽ với bất cứ ai, nếu đến Sầm Sơn mà không thức dậy đón ánh bình minh trên biển thì quả là chưa có chuyến đi trọn vẹn. Và chúng tôi cũng không thể bỏ qua những khoảnh khắc tuyệt vời của một sớm mai yên bình ở bãi biển Sầm Sơn…với một ký ức đẹp về chuyến đi nhiều niềm vui như thế.

Đặt chuông đồng hồ từ tối hôm trước, mấy anh chị em trong đoàn hẹn nhau sẽ ra biển vào sớm hôm sau. Chuông reo. Lục tục kéo nhau đi bộ từ khu nhà nghỉ ra biển. Trời vẫn còn mờ mờ tối. Cứ ngỡ sẽ chẳng có ai, vậy mà dọc bờ biển đã có rất nhiều người cũng chờ đón ánh bình mình trên biển… Chúng tôi ra sát mép nước, để cho sóng vỗ nhè nhẹ mát lạnh cả bàn chân. Rồi, hòa vào tốp ngư dân đang kéo lưới, chúng tôi cũng hăng say bám vào dây thừng cùng họ nhích từng centimet một. Tất cả cùng kéo, cùng thả dây, kỹ thuật kéo cũng được các ngư dân hướng dẫn, không được “nôn nóng” mà phải kéo từ từ, rồi phải đổi chỗ cho nhau để kéo... phải ghìm dây sao cho đúng nhịp.

Chỗ khác, một tốp người đang cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc cảnh biển bình minh. Đi tiếp một đoạn nữa có một vài bạn gái đang tỉ mẩn ngồi xây những lâu đài cát, chỗ khác lại là đôi tình nhân đang dắt tay nhau dạo trên bờ cát... Nhộn nhịp nhất vẫn là chỗ lưới kéo sắp vào bờ. Lưới càng gần bờ, càng nhiều người hơn. Ngoài những ngư dân thu cá kéo về, chủ yếu là những du khách hiếu kỳ, xem người dân ở đâu đánh bắt cá thế nào. Hai bên mép lưới, mọi người chen nhau đứng xem. Với chúng tôi đây là lần đầu được chứng kiến nhưng với ngư dân ở đây họ đã quá quen với sự hiếu kỳ của những tốp khách du lịch như chúng tôi hôm nay.

Nhìn những chú cá nhảy lách tách trong chiếc lưới được người dân gom lại trông thật thích. Trong mắt những ngư dân ánh lên niềm vui với mẻ cá đầy...Trời dần sáng, nắng bắt đầu lên... soi xuống biển những tia nắng đầu tiên, lấp lánh, lấp lánh. Sau một hồi làm “ngư dân”, chúng tôi lại lang thang dọc bờ biển đón ánh nắng ấm áp của biển một ngày hè, gió biển thổi nhẹ, táp vào mặt, hơi của biển mằn mặn. Cảm xúc rất khác lạ, sự yên bình và cuộc sống thường nhật của ngư dân miền biển trong một sớm mai bên bờ sóng đã ghi dấu trong lòng chúng tôi những ấn tượng không thể quên.

Câu trả lời:

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.



Câu trả lời:

tuần trước, em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nửa đêm, cơn sốt ập tới. Nhà chỉ có hai mẹ con vì ba đang công tác ở xa. Mẹ lo lắm, thức suốt đêm canh chừng bên em.

Cơn sốt quái ác thật. Trán em thì nóng bừng bừng mà chân tay lại lạnh cóng. Cái lạnh như từ trong xương tuỷ toả ra khiến em run cầm cập: “Mẹ ơi! Con rét lắm! Mẹ đắp chăn cho con! ”. Mẹ ghì chặt em vào lòng, an ủi: “Mẹ biết rồi! Con cảm lạnh đấy mà! Cứ bình tĩnh nhé! Mẹ sẽ đuổi cơn sốt đi ngay! ”.

Mẹ đặt em nằm ngay ngắn rồi đi lấy thuốc. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong cốc nước. Mẹ khẽ nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em, dỗ dành: “Ngoan nào! Con cô' uống một hơi cho hết, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khoẻ thôi! ”.

Vâng lời mẹ, em uống thuốc rồi cố nhắm mắt nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu vô cùng. Mẹ dấp nước mát vào chiếc khăn bông, đắp lên trán em. Mẹ nhẹ nhàng xoa dầu nóng vào lưng, vào ngực, vào hai bàn chân, bàn tay em. Tiếng xuýt xoa nho nhỏ của mẹ cứ văng vẳng bên tai em trong giấc ngủ chập chờn:

“Khổ thân con tôi! sốt thế này thì làm sao ngày mai đi học được! ”. Tự nhiên, nước mắt ứa trên mi em cay xót. Mẹ ơi! Con thương mẹ biết chừng nào! Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết...

ò ó 0 0 0...! Chú gà trống đã cất lên tiếng gáy giòn giã, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em mở mắt nhìn quanh tìm mẹ mà không thấy mẹ đâu. Chưa kịp gọi thì em đã nghe tiếng guốc và giọng nói quen thuộc của mẹ: “Dung dậy rồi đấy ư? Mẹ nấu cháo giải cảm cho con rồi đấy! Đánh răng xong con ăn hết bát cháo hành này, mẹ sẽ cho con uống thuốc. Đến trưa nếu hết sốt, mẹ sẽ đưa con đi học. Nếu còn yếu thì mẹ viết đơn xin phép cô cho con nghỉ hôm nay”.

Nhìn quầng thâm quanh đối mắt mẹ, em biết cả đêm qua mẹ thức Đềsăn sóc cho em. Cơn sốt đã lui, dẫu đầu còn váng vất nhưng em cảm thấy đỡ hơn nhiều. Quả là đôi bàn tay mẹ như có phép màu. Mẹ là bóng mát che chở cho con suốt cả cuộc đời. Công ơn của mẹ đối với con sâu nặng biết chừng nào! Con mong sau này lớn lên sẽ đáp đền công ơn trời biển ấy.

Câu trả lời:

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!