Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 22
Điểm GP 5
Điểm SP 77

Người theo dõi (17)

Hoàng Sang Vũ
Trần tú quyên
~Lily~
Miku Chan

Đang theo dõi (13)


Câu trả lời:

Những giọt nắng óng ánh tí...tách tí...tách hoài rơi mãi mang theo cái màu vàng của bông lúa trĩu nặng hạt, của ông mặt trời lên phía đằng đông, của tiếng hót giòn tan trong hạt nắng. Và cái màu vàng chói chang của một buổi trưa hè yên bình trên quê tôi. Khi cái nòng đỏ trứng vàng vừa đứng trên đỉnh đầu, bỗng chốc nhuộm xuống trần gian một màu vàng óng ả khiến nóng như càng gay gắt hơn bao giờ hết. Đúng giây phút đó, bản nhạc râm ran của những nghệ sĩ ve sầu được cất lên đung đưa theo tiếng nắng gọi mời. Thỉnh thoảng, chị gió ghé qua, nhón chân nhẹ nhàng đùa vui qua từng cành cây, kẽ lá. Dưới bóng râm của ông đa già, đàn trâu đang say sưa giấc nồng, lặng yên để rồi tạo nên một khung cảnh yên bình đến lạ kì. Tôi nhìn màu vàng của nắng. Cái màu vàng ấy như đang khẽ nói với tôi điều chi chăng ? Tôi nhận ra nắng chỉ hoài tí...tách như muốn nói với tôi rằng nó là mãi là người bạn thời thơ ấu của tôi. Cả khung cảnh là một bức tranh thơ mộng biết bao là màu vàng. Tôi yêu màu nắng, yêu cảnh vật mỗi khi hạ về, yêu sự yên bình mà mùa hè ban tặng, yêu cả mùa hè đáng yêu. Mãi nhớ - mùa hè tuổi thơ !

- Danh từ: bông lúa,...

- Cụm danh từ: đàn trâu đang,...

- Động từ: hoài rơi,...

- Cụm động từ: đang say sưa,...

- Tính từ: óng ả,...

- Cụm tính từ: bản nhạc râm ran của,...

(mỗi loại mk chỉ tìm 1 cái chứ còn nhìu lắm pạn tự kiếm nhé!vuihiuhiu)

Câu trả lời:

Văn bản "Buổi học cuối cùng"

1.Tác giả:

- An-phông-xơ Đô-đê - một nhà văn lớn của nước Pháp.

2.Truyện ngắn "Buổi học cuối cùng":

- Phờ-răng đến trường muộn

- Khung cảnh trong lớp so với mọi ngày khác hẳn

- Dù đến muộn hay không học bài nhưng Phờ-răng không bị thầy Ha-men quát mắng hay tức giận

- Phờ-răng thấy các cụ già cũng ngồi học

- Cậu biết tin dẹp lớp, không còn được học tiếng Pháp nữa

- Phờ-răng hối hận và nuối tiếc vì bao thời gian qua đã không lo học

- Thầy Ha-men dạy như muốn truốt hết bao nỗi niềm và những điều thầy nói Phờ-răng đều hiểu hết

- Kết thúc buổi học thầy Ha-men chia tay lớp, Phờ-răng và các bạn trong sự đau đớn tụt cùng.

3. Tâm trạng của nhân vật Phờ-răng:

- Ngạc nhiên:

+ Trên đường tới trường, Phờ-răng thấy quân Phổ tập trận

+ Không khí lớp học yên ắng như một buổ sáng chủ nhật có thánh lễ

+ Đén lớp học muộn và không thuộc bài nhưng thầy Ha-men không mắng

+ Cuối lớp học cũng có các cụ già đến dự

+ Thầy Ha-men mặc một bộ đồ nghiêm trang

- Choáng váng:

+ Nghe thầy nói đây là buổi học cuối cùng

+ Hình ảnh tội nghiệp của thầy

- Nuối tiếc, ân hận:

+ Vì bản thân đã từng không thích học tiếng Pháp, từng ham chơi

- Xấu hổ:

+ Vì Phờ-răng không thuộc phân từ tiếng Pháp

- Phờ-răng cảm thấy mọi thứu thật dẽ dàng:

+ Nghe thầy nói về việc học, dạy tiếng Pháp

+ Phờ-răng cảm nhận được những lời thầy nói về giá trị thiêng liêng của tiếng Pháp : Là ngôn ngữ trong sáng, vững vàng nhất, nếu một dân tộc giữu được tiếng nói riêng của mình thì chẳng khác nắm được chìa khóa chốn lao tù

- Phờ-răng hiểu được cảm giác đau đớn của thầy:

+ Thầy chuẩn bị những mẫu chữ rông rất đẹp

+ Thầy có hết sức giảng bài, muốn truyền tất cả kiến thức tiếng Pháp

+ Cuối buổi học thầy gắng hết sức viết lên bảng dòng chữ thất to "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM''

\(\rightarrow\) Vói nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Phờ-răng vói đời sống tâm lí sâu sắc. Từ một cậu bé ham chơi trở thành một cậu bé biết suy nghĩ, yêu thuong, kính trọng, biết ơn thầy, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nước, tự hào về tiếng nói của dân tộc.

4. Hình ảnh thầy Ha-men:

- Trang phục:

+ Trang phục trang trọng khác so với ngày thường

- Thái độ, cử chỉ:

+ Dịu dàng, ân cần

+ Nhiệt tình, say sưa giảng bài

+ Hình ảnh thầy như ngọn đuốc rức sáng

\(\rightarrow\) Thầy là một người cao cả, vĩ đại, nhiệt huyết, tận tâm. Thầy luôn yêu, tự hào về tiếng mẹ đẻ. Muốn truyền niềm tự hào ấy cho học trò, muốn lòng yêu nước lan tỏa trong các thế hệ tiếp theo.

Câu trả lời:

-Trong văn tự sự giữa các sự việc, nhân vật, chủ đề có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

+ Trước tiên, để có một bài văn tự sự gồm các sự việc, nhân vật đúng theo yêu cầu cần phải có chủ đề. Chủ đề giúp bài làm đúng trọng tâm, để khi viết bài dễ xác định yêu cầu làm.

+ Ngoài ra, khi có chủ đề\(\Rightarrow\) chúng ta sẽ tạo ra các sự việc liên quan đến chủ đề mình cần viết. Từ đó sự việc sẽ tạo nên cốt truyện hay, có ý nghĩa mà vẫn đúng trọng tâm đề bài.

+Khi có được các sự việc\(\Rightarrow\) Chúng ta sẽ tạo được những nhân vật. Nếu không có nhân vật câu chuyện sẽ không còn hay, sáng tạo. Nhân vật tạo nên tầm ảnh hưởng của bài văn tự sự nhằm quyết định bài văn có chạm tới người đọc, người nghe hay không.

\(\rightarrow\) Trong bài văn tự sự, những yếu tố này rất quan trọng vì thế mỗi yếu tố đều không thể thiếu. Từ chủ đề \(\Rightarrow\) sự việc \(\Rightarrow\) nhân vật - chúng có mỗi liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra một bài văn hay.

-Thứ tự ngôi kể và ngôi kể:

+ Thứ tự ngôi kể: Là vị trí của ngôi kể trong một bài văn tự sự. Chúng xắp xếp các vị trí trước, sau một cách phù hợp giúp bài văn có một trình tự rõ ràng, mạch lạc giúp câu thoại của nhân vật rõ ý hơn.

+ Ngôi kể: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất - xưng "tôi"; có khi kể theo ngôi thứ ba - dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như "người ta kể". Ngôi kể nhằm xác định người kể và vai trò của người đó.

~leu~