Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 250
Điểm GP 22
Điểm SP 159

Người theo dõi (55)

Thu Hiền
Trần Mạnh Hòa
thu nguyen
Dương Văn Bắc

Đang theo dõi (54)


Câu trả lời:

Khi nhắc đến bọn quan lại dưới thời phong kiến, nhân dân ta thường nhìn chúng với thái độ căm ghét, ghê tởm và gọi chúng là “quan tham, sâu mọt”.

Là nhà văn am hiểu sâu sắc xã hội phong kiến, Nguyễn Công Hoan đã khắc hoạ nổi bật tính cách bọn quan lại chuyên ăn hối lộ, chuyên đục khoét, chuyên ăn bẩn... Một trong những viên quan mà ông miêu tả là Huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma.

Mở đầu truyện nhà văn cực lực lên án sách vệ sinh, ông cho rằng sách vệ sinh sai khi dạy người ta phải ăn ở hợp vệ sinh thì mới có sức khoẻ tốt. Với Huyện Hinh điều đó không đúng một chút nào, hắn chuyên “ăn bẩn” mà vẫn béo, rất béo là đằng khác. Phải chăng “ăn bẩn” mà nhà văn nói ở đây là “ăn bẩn” theo một nghĩa khác?

Giọng văn châm biếm hài hước, thật kinh ngạc: Chà! Chà! Béo ơi là béo vì to béo quá, thân hình quan đồ sộ làm cho quan tưởng là “nói xỏ” khi có thằng dân nào nói nhờ bóng quan lớn to béo đến mức ra mặt hắn căng lên, râu không sao chồi ra ngoài được. Bởi vậy ngoài tứ tuần mà mặt hắn cứ nhẵn thín, cố gắng lắm trên mép hắn mới có được cái dấu chua chủa.

Bằng thủ pháp cường điệu phóng đại nhà văn miêu tả diện mạo bên ngoài của hắn nhằm chứng minh: “những anh béo là những anh thích ăn bẩn cả”. Ăn bẩn không phải là ăn ở thiếu vệ sinh mà chính là kiếm ăn bằng những phương cách bẩn thỉu hèn hạ. Danh tính của Huyện Hinh sang đến nỗi làm quan luôn bị dân kiện, bao năm vẫn “lẹt đẹt” tri huyện mãi. Hắn bảo làm bố chánh có văng sỉ ra mà ăn. Đó là sự lọc lõi, cáo già của kẻ chuyên ăn bẩn. Với y danh dự, nhân phẩm, trách nhiệm cũng không bằng cách đục khoét dốc đầy vào bao tượng mặc dù có “bẩn” đi chăng nữa.

Ta hãy xem hắn - Huyện Hinh ăn bẩn như thế nào? Trong truyện này chỉ là một phương cách trong muôn nghìn phương cách mà Huyện Hinh ăn bẩn. ***** Nuôi vào cửa quan. Nó đi trình việc mất trộm hôm trước lên quan. Trước khi lên quan nó phải đi chạy vạy vay mượn một đồng hai hào, vì nó biết được “thông lệ gặp quan”. Trước mặt quan, ngài oai vệ quá, mắt trừng trừng nhìn nó. Thế là lúng túng, run quá, hoảng quá, nó đi trình việc mất trộm mà y như nó là kẻ ăn trộm vậy. Thế là rơi tiền, đồng rơi ở xó này, đồng rơi ở xó kia, quái! Còn một đồng nữa? Nó không biết rằng đồng hào mà nó tưởng là có ma ấy đang nằm dưới chân “con ma” trước mặt nó. Không đủ tiền “vi thiềng” quan ***** Nuôi lủi thủi ra về. Huyện Hinh chờ cho ***** khốn nạn đi khuất đưa mắt xuống chân dịch chiếc giày ra một tí mà vẫn thản nhiên như không, thò tay nhặt đồng hào, thổi những hạt cát còn bám và bỏ tọt vào túi.

Tội nghiệp cho ***** Nuôi đã mất trộm lại mất cả tiền đi trình việc mất trộm. Nó phải đi vay tiền cả thảy có một đồng hai, khốn nạn có phải lót cho tên lính lệ hai hào từ cổng. Còn một đồng cứ tưởng... do lúng túng, hoảng sợ trước cửa quan, cả năm đồng hào đôi rơi tuốt xuống sân nhà, và thế là trong số tiền rơi ấy có một đồng “có ma”. Nó khăng khăng là “đồng hào của nó có ma”, nó không dám nghi ngờ cho quan bởi vì cửa quan là nơi tôn nghiêm, uy nghi sao có chuyện như vậy được. Nó lủi thủi ra về, mất đến bốn hào bạc mà không giải quyết được việc gì.

Con mẹ Nuôi sẽ không khỏi hoài nghi về tiền mà nó mang đi lót tay cho quan để trình việc mất trộm. Có phải có ma thật trong đồng hào đôi của nó? mà nếu có ma thì tại sao nó lại không biến mất khỏi bao tượng bên người nó. Vậy thì ma ở đâu? Có ma thật không? sự nghi ngờ này được Nguyễn Công Hoan giải mã bằng đoạn băng ghi hình sau ...Dịch chiếc giày ra một tí... bỏ tọt vào túi. Trong buồng quan chỉ có ***** Nuôi và quan vậy ai là ma? Con ma ấy là Huyện Hinh. Con ma đang trừng trừng nhìn nó vẻ soi mói, và có lẽ y quan sát xem đối tượng trước mặt mình là ai, y sẽ khoét bằng cách nào.

Con ma giữa công đường, con ma thực thi pháp luật, phụ mẫu hi dân phải chăng quan lại phong kiến đều là bọ ma quái, tham lam nhũng nhiễu như vậy sao? Chúng dùng bao phương cách “mưu na trước quỷ” để bóc lột đến tận xương tuỷ của nhân dân. Vậy thì dân có thể trông tin quan như trời hạn trông mưa thế nào được.

Hắn ti tiện bẩn thỉu vô cùng khi ăn món tiền chỉ đáng bằng món tiền ***** Nuôi lót tay cậu lính lệ. Hắn oai vệ quá, hắn béo quá và hắn còn càng ngày càng béo vì “ăn bẩn”.

Cũng là quan huyện, nhưng viên quan phụ mẫu lại được Phạm Duy Tốn miêu tả sinh động ở góc độ khác.Vô trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, ăn chơi hưởng thụ phó mặc cuộc sống của dân lành, khi thấy có khả năng mình bị liên lụy y đổ tội cho kẻ khác. Như vậy bộ mặt quan lại xưa là như thế, chúng bẩn thỉu ti tiện, vô lương tâm. Chẳng thế mà có bao câu ca dao tục ngữ chế giễu, đả kích bọn quan lại, coi chúng là sâu bọ, ung nhọt, kẻ cướp trong xã hội.

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan

Hay

Quan đi kinh lý trong vùng

Đâu có... gà vịt thời lùng về xơi

Có thể nhà văn dùng chút ít lối viết phóng đại, nhưng bản chất sự việc là có thật. Huyện Hinh là một tên quan có tâm địa hèn hạ, bẩn thỉu không từ chối bất kỳ thủ đoạn kiếm ăn nào. Đó cũng chính là bản chất chung của bọn quan lại dưới thời phong kiến. Cách nhìn của nhà văn đối với chúng cũng chính là cách nhìn của nhân dân ta. Từ đó dẫn đến một thái độ căm ghét, phản kháng, và tất yếu dẫn đến đấu tranh chống lại cường quyền áp bức.

Câu trả lời:

Tổ quốc là cái gì thiêng liêng, quý giá nhất đối với mỗi chúng ta. Nhất là trong những thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược, lòng yêu tổ quốc, yêu đất nước lại được bùng lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì tổ quốc, chúng ta có thể hi sinh nhưng không bao giờ để tổ quốc trong kiếp nô lệ, chính vì câu nói "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" chúng ta có thể chết nhưng tổ quốc thì phải sống. Hãy đưa tổ quốc ra khỏi kiếp nô lệ, ra khỏi kiếp nghèo khó, hãy đưa tổ quốc lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới bằng chính sự hiểu biết của mình, Tổ quốc là cái gì tươi đẹp nhất, là con sông trong mát, là cánh đồng lúa chín, là cánh cò bay, là luỹ tre làng, là hàng liễu rủ bóng bờ ao v.v... là cái gì giản dị, gần gũi nhất với chúng ta, ta phải biết quý trọng Tổ quốc vì đó là nơi sinh ra ta, hãy để quê hương không còn tệ nạn xã hội bằng cách tuổi trẻ chúng ta phải tránh xa các tệ nạn xã hội để cùng nhau góp sức đưa đất nước đến một tương lai tươi sáng, không có các tệ nạn xã hội, đó mới là lòng yêu Tổ quốc sâu sắc và cụ thể.
Cùng với lòng yêu nước Tổ quốc, chúng ta phải biết yêu đồng bào. Đồng bào là gì? Đồng bào là người thân, là họ hàng, là hàng xóm, là trẻ em tật nguyền, nghèo khó, là người bị nhiễm HIV/AIDS là những em nhỏ bị nhiễm chất độc màu da cam v.v... Chúng ta phải giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS trở về với cuộc sống bình thường, hãy đưa họ ra khỏi lưỡi hái của tử thần, hãy đưa họ tới một tương lai tươi sáng hơn bằng lòng vị tha, lòng yêu đồng bào. Hãy thân ái, gần gũi các em nhỏ bị tật nguyền đừng làm cho các em xa lánh cuộc sống đời thường, hãy giúp đỡ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa bằng những thứ mình có. Hãy giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với người lớn. Hãy biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để cho chúng ta có một đất nước tươi đẹp, hãy biết ơn các cô chú công nhân vì chính họ người đã xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, đó là những gì mà Bác Hồ cǎn dặn chúng ta trước khi ra đi. Chúng ta sẽ làm đúng những gì Bác đã mong đợi.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Câu trả lời:

1 Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước :

a Luộc :

- Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. Tuỳ yêu cầu món ăn cho thực phẩm vào lúc nước lạnh, ấm hoặc nước sôi

* Quy trình thực hiện: xem SGK /85

* Yêu cầu kĩ thuật:

Nước trong – ĐV: chín mềm , không dai , nhừ – TV: rau xanh chín tới , củ chín bở

b Nấu:

- Phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có gia vị trong môi trường nước

* Quy trình thực hiện: xem SGK /86

* Yêu cầu kĩ thuật: TP chín mềm, không dai, không nát – Vị thơm ngon, vừa ăn – Màu hấp dẫn

c Kho:

- Làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà

* Quy trình thực hiện: xem SGK /86

* Yêu cầu kĩ thuật:

- TP mềm nhừ, không nát – Thơm ngon, vị mặn, màu vàng nâu

2 Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước: (hấp , đồ )

Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm

* Quy trình thực hiện: xem SGK /87

* Yêu cầu kĩ thuật:

TP chín mềm, ráo nước – Hương vị thơm ngon – Màu sắc đặc trưng của món

3 Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:

+ Nướng:

- Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa. Nướng 2 bên mặt thực phẩm đến khi vàng đều

* Quy trình thực hiện: xem SGK /87

* Yêu cầu kĩ thuật:

Chín đều, không dai, vàng nâu – thơm ngon đậm đà

4 Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:

a Rán:

- Làm chín thực phẩm trong lượng chất béo khá nhiều, lửa vừa

* Quy trình thực hiện: xem SGK /88

* Yêu cầu kĩ thuật:

Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ – thơm ngon, vừa miệng – lớp da vàng nâu

b Rang:

- Đảo đều thực phẩm trong chảo với 1 lượng chất béo ít hoặc không, lửa vừa để thực phẩm chín từ ngoài vào trong

* Quy trình thực hiện; xem SGK /88

* Yêu cầu kĩ thuật:

Khô, săn chắc, thơm màu hấp dẫn

c Xào:

- Thực phẩm (ĐV +TV) được đảo qua lại trong chảo với lượng chất béo vừa phải . Đun lửa to trong thời gian ngắn, có thể thêm nước

* Quy trình thực hiện: xem SGK /89

* Yêu cầu kĩ thuật:

- TPĐV: chín mềm không dai

- TPTV: chín tới, màu tươi

- Ít nước, hơi sệt, vị vừa ăn