HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Câu tham khảo nhé, bài này nhiều bạn trả lời rồi Câu hỏi của Phuong Thao - Vật lý lớp 7 | Học trực tuyến
Chúc cậu học tốt, đáp án đầy đủ đó !
1) Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.
2) Theo em bạn Lân đúng vì khi vật A nhiễm điện, nó có thể hút được các vật khác.
Còn bạn Quang sai vì không hẳn khi vật A hút được vật B thì vật A chắc chắn đã bị nhiễm điện .
Ví dụ dẫn chứng : + Cho vật A là một cục năm châm
+ Cho vật B là một thanh kim loại
Vật A hút vật B nhưng vật A không phải là vật nhiễm điện. Sở dĩ trong TH này, vật A hút được vật B do tính chất từ của nam châm.
Chúc cậu học tốt !
a) Trước khi cọ xát một số vật không hút được các vụn giấy nhỏ vì vật đó chưa bị nhiễm điện \(\Rightarrow\) nguyên tử trong vật đó trung hòa về điện nên " không" hút được các vụn giấy nhỏ.
b) Sau khi cọ xát vào một số vật bị hút được các vụn giấy nhỏ vì vật đó đã bị nhiễm điện, có khả năng hút các vật khác.
Chúc bạn học tốt !
Êlectron tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nilong C. Mảnh giấy khô
B. Mảnh nhôm D. Mảnh nhựa
Giải thích thêm : Êlectron tự do chỉ có trong kim loại \(\Rightarrow\) chọn mảnh nhôm là chính xác nhất .
Chúc cậu học tốt và không bị nhầm lẫn nữa nha !
* Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
B. Dòng điện là dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng
C. Dòng điện là dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng
D. Dòng điện là dòng điện tích
Sau khi vuốt mạnh hai lá của dải PE nhiều lần thì cả hai lá này đều bị nhiễm điện cùng loại \(\Rightarrow\) Khi đưa hai lá này lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
Vậy hai lá của dải PE tách xa ra nhau.