Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lưu học sinh đang ở nước ngoài , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 23
Số lượng câu trả lời 122
Điểm GP 10
Điểm SP 137

Người theo dõi (57)

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một lãnh tụ vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa kiệt xuất, đồng thời lại là tấm gương đạo đức của một con người bình thường, có thực trong cuộc đời trần thế và ai cũng có thể học tập, noi theo, làm theo. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, trong lãnh đạo, quản lý, kể cả ở đỉnh cao quyền lực, Hồ Chí Minh đã thật sự đạt đến "đức nhân", xứng đáng được xếp vào vị trí của sao Bắc Đẩu - một ngôi sao sáng được các vì sao khác tự nguyện hướng tới. Uy quyền đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, trong đông đảo quần chúng nhân dân bắt nguồn từ nhân cách hoàn thiện, đạo lý sống ở đời và làm người của Bác: Tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.

Sinh ra, lớn lên ở một vùng quê lam lũ, nghiệt ngã, đói nghèo nhưng lại giàu truyền thống yêu nước, văn hiến, Hồ Chí Minh được tắm gội trên dòng sông văn hóa quê nhà. Người thấm nhuần sâu sắc triết lý sống của cha ông: Muốn dựng làng và giữ nước, phải bắt đầu từ việc làm người, một cách thành thật, đúng nghĩa. Người cũng bộc lộ rất sớm một nét tính cách lớn của con người xứ Nghệ: Sống có lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã có ý thức gắn vận mệnh cá nhân mình với vận mệnh chung của đồng bào, đất nước, luôn đau đáu một nỗi niềm: Hỏi xem non nước mất hay còn! Đấy chính là những biểu hiện ban đầu của một nhân cách lớn, một trí thức chân chính: Luôn luôn trăn trở, đau đớn trước nỗi nhục mất nước, đồng bào nô lệ, lầm than, suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến số phận con người và các giá trị làm người. Bài học đạo đức lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt Nam sau này chính là bài học ở đời và làm người mà nội dung nhân bản, chiều sâu nhân văn của nó là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức.

Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhất quán, trọn vẹn trong con người Hồ Chí Minh. Người đi sang Pháp, phương Tây nhằm mục đích học hỏi, xem bên ngoài người ta làm thế nào để rồi về nước giúp đồng bào mình được giải phóng khỏi gông cùm nô lệ, áp bức, đứng thẳng dậy, ngẩng cao đầu mà sống. Hồ Chí Minh đã thật sự lấy nguyện vọng, ham muốn của đồng bào, mọi người Việt Nam làm nguyện vọng, ham muốn cao nhất của mình, lấy cái tâm của dân làm cái tâm của cá nhân mình. ở Hồ Chí Minh, yêu nước phải gắn liền với yêu dân, yêu đồng bào. Không thể nói yêu nước mà lại không thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình. Là một người yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh đã đứng ở đỉnh cao của tầm nhìn thời đại mà hiểu được lòng dân, lấy nguyện vọng, mong muốn của nước, của dân, của đồng bào làm ham muốn tột bậc của Người. "Lấy" ở đây, trong quan niệm Hồ Chí Minh, không phải là cái lấy chung chung, trừu tượng mà chính ở trong tâm, trong trái tim Người, quan trọng nhất là phải bằng hành động thiết thực, cụ thể. Chính ham muốn tột bậc có chiều sâu văn hóa, lịch sử của Hồ Chí Minh gần gũi với nhận thức, suy nghĩ của nhân dân, có sức lan tỏa rộng và tác động đến lương tri làm người có ích cho đất nước, dân tộc.

Là lãnh tụ của dân tộc, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân: Lo cho dân, cho nước từ những việc lớn đến việc nhỏ, từ việc tìm đường cứu nước, xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội, đến việc tương, cà, mắm, muối... để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất của dân, để mọi người có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành, có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Trên đất nước này, nếu nước nhà chưa được thống nhất, Bắc, Nam còn bị chia cắt, một bộ phận đồng bào còn bị đọa đày, lầm than, nô lệ thì Người còn cảm thấy đau đớn khôn nguôi; nếu có một người Việt Nam còn đói, rét, dốt, bệnh tật thì Hồ Chí Minh cho rằng mình chưa hoàn thành trách nhiệm, còn có lỗi với đồng chí, đồng bào. Người đau nỗi đau chia cắt đất nước, vui, buồn cùng với nhân dân, sẵn sàng hy sinh đời sống riêng tư mà ở đời và làm người ai cũng cần phải có. Hồ Chí Minh không có gia đình riêng, nhưng Người coi Việt Nam là đại gia đình của Bác; thanh, thiếu niên, nhi đồng là con cháu; phụ lão Việt Nam là anh em; phụ nữ Việt Nam là chị em của Bác. Hồ Chí Minh gắn bó với đồng bào theo đúng nghĩa anh em, chị em, con cháu và thật sự Người có tình cảm, trách nhiệm với họ như những người ruột thịt. Trả lời một nhà báo nữ nước ngoài (14-7-1969), Hồ Chí Minh bộc bạch hết tâm can của mình: "Đồng chí muốn biết tình cảm của tôi đối với miền Bắc và đối với miền Nam phải không? Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền Nam. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi... Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi".

Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ: Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Vì thế, Hồ Chí Minh từ chối mọi danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, nhân dân, bạn bè quốc tế dành riêng cho Người. Năm 1963, khi biết tin Quốc hội định trao tặng Người Huân chương Sao vàng cao quý, Hồ Chí Minh đã phát biểu rất chân thành: "Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội". Và Người mong muốn: "Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng". Hồ Chí Minh bao giờ cũng muốn niềm vui riêng của Bác hòa trong niềm vui chung của toàn dân tộc.

Nói là làm, Hồ Chí Minh dồn hết tâm lực, trí tuệ để lãnh đạo nhân dân xây dựng, phát triển đất nước, làm cho Việt Nam trở nên giàu mạnh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu. Người rất tự hào về lẽ sống ở đời và làm người, mục đích cuộc đời mà mình đã lựa chọn và đi trọn đến cùng để thực hiện mục đích đó; nhưng Người vẫn còn hối tiếc vì quỹ thời gian quá ngắn để Người không còn có thể làm được nhiều hơn nữa cho nước, cho dân. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: "Về việc riêng - suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Và điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" cũng là hướng về tương lai chung của đất nước, tiền đồ và con đường phát triển của dân tộc.

Tấm gương đạo đức vì dân, vì nước Hồ Chí Minh trong sáng như pha lê, không hề có một vết gợn, có sức truyền cảm mạnh mẽ và lay động nhiều thế hệ. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, mỗi người Việt Nam, trên cương vị của mình, dù sống và làm việc ở đâu, bao giờ cũng phải biết rằng, chúng ta có chung một Tổ quốc yêu dấu, có một đồng bào anh hùng, dũng cảm, nhân nghĩa, thủy chung nhưng còn lam lũ, đói nghèo, đang tự vượt lên khẳng định mình trong cộng đồng quốc tế để chung tay, góp sức xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nếu được vậy, chúng ta đã thực hành đạo lý ở đời và làm người của Bác: Vì nước, vì dân; yêu nước, thương dân.

Câu trả lời:

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình, thầy trò,… thì tình bạn là một tình cảm đẹp và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ xa xưa thì ông bà ta đã có những câu nói rất hay về tình bạn như: “ bạn có nhớ về ta chăng? Ta về nhớ bạn như trăng với trời”. bên cạnh đó còn có câu như: “ trăng lên khỏi núi mặc trăng, tình ta với bạn khăng khăng một niềm”. những câu thơ hay nói lên một tình bạn đjep, một tình bạn chung thủy, vậy chúng ta có thể nào định nghĩa về tình bạn. chắc hẳn rất khó để định nghĩa về tình cảm này. Nhà văn Nicole Osteropski đã có một định nghĩa về tình bạn rất hay “ tình bạn trước hết phải phê bình về sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn, đồng chí sữa chửa sai lầm”. vậy tình bạn là gi, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài
1. Khẳng định tình bạn trước hết cần phải có sự chân thành

- Mình chân thành với bạn thì bạn mới tin mình
- Khi bạn có long tin với mình thì bạn mới bộc lộ những băng khoăng thắc mắc và chia sẻ với mình.
- Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và bền lâu
2. Thể hiện sự chân thành trong tình bạn
- Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi
- Thong cảm, chia sẻ khó khăn với bạn
- Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn
- Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn
- Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể.
3. Phê bình những sai lầm của bạn
- Phê bình sai lầm giúp bạn sữa sai, tình bạn ngày tốt hơn
- Nể nang, che giấu điều xấu của bạn sẽ làm bạn chậm tiến và tình bạn chậm phát triển
- Nêu dẫn chứng về tình bạn tốt, giúp nhau vượt qua khó khăn
4. Cách phê bình như thế nào mới là đúng
- Phê bình phải xuất phát từ long yêu thương bạn
- Nhưng phải nguyên tắc, không bỏ qua những sai lầm nghiêm trọng của bạn
- Biện pháp giúp đỡ phải khôn khéo, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh
- Bao dung, vui mừng với sự tiến bộ của bạn

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa về tình bạn
- Liên hệ bản thân