Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 717
Điểm GP 45
Điểm SP 554

Người theo dõi (90)

Đang theo dõi (6)


Câu trả lời:

Câu 1:

Xem lại khái niệm từ đồng nghĩa và các loại từ đồng nghĩa ở đây "Từ đồng nghĩa"

- Hiện tượng từ đồng nghĩa (nhiều từ cùng biểu thị một sự vật, họat động, tính chất) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ của nó trong thực tế khách quan.

Câu 2:

Xem lại khái niệm từ trái nghĩa ở đây "Từ trái nghĩa"

Câu 3:

: từ đồng nghĩa là "nhỏ", từ trái nghĩa là "to", "lớn",...

thắng: từ đồng nghĩa là "được", từ trái nghĩa là "thua", "thất bại"...

chăm chỉ: từ đồng nghĩa là "siêng năng", "cần cù",... từ trái nghĩa là" "lười biếng", "lười nhác",...

Câu 4:

Xem lại khái niệm từ đồng âm ở đây "Từ đồng âm"

- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:

Trong từ nhiều nghĩa (một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hoạt động, tính chất; biểu thị nhiều khái niệm), các nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau

Trong từ đồng âm, các từ vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ nào giữa chúng.

Câu 5:

Xem lại khái niệm thành ngữ ở đây "Thành ngữ"

- Thành ngữ có giá trị tương đương từ. Do đó, về cơ bản, nó có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp giống như từ (làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ...).

Câu 6:

Bách chiến, bách thắng: Trăm trận trăm thắng

Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ.

Kim chi ngọc diệp: Lá ngọc cành vàng.

Khẩu Phật tâm xà: Miệng nam mô bụng bồ dao găm.

Câu 7:Thay thế:

đồng rộng mênh mông và vắng lặng bằng đồng không mông quạnh.

phải cố gắng đến cùng bằng còn nước còn tát.

làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái bằng con dại cái mang.

giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì bằng giàu nứt đố đổ vách.

Câu 8:

Xem lại khái niệm điệp ngữ và các dạng điêp ngữ ở đây "Điệp ngữ"

Câu 9:

Xem lại bài chơi chữ ở đây "Chơi chữ"

Câu trả lời:

Trong guồng quay của cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều khoảnh khắc vui, buồn, chán nản, tuyệt vọng, thành công lẫn thất bại. Vấn đề được đặt ra là nếu chúng ta chỉ toàn gặp vận rủi hoặc rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt, liệu chúng ta dám đối mặt và tìm cách vượt qua hay không? Nếu bạn đã đọc quyển sách Ai lấy miếng pho mát của tôi, bạn sẽ thấm thía rằng: "người vững thì đứng lại được, người yếu thì bị cuốn trôi".

Nếu chỉ đọc lướt qua, bạn sẽ nghĩ đây là câu chuyện dành cho trẻ con vì các nhân vật là những chú chuột, những người tiý hon với các vấn đề xoay quanh việc tìm pho mát. Chẳng có gì hấp dẫn và đáng quan tâm vì nó không mang giá trị gì trong cuộc sống đầy chật vật này. Ấy thế mà, bạn sẽ rất ngạc nhiên về sự thâm thuý, ý nghĩa của câu chuyện, nó cũng tương tự như quyển Ping vượt khỏi ao tù khi cả hai tác phẩm đều mượn thế giới loài vật để nói về thế giới con người.

Chuyện kể về bốn nhận vật gồm: chuột Đánh Hơi, chuột Nhanh Nhẹn, người tý hon Ù Lỳ và người tý hon Chậm Chạp. Để sinh tồn, chúng buộc phải đi vào Mê Cung tìm thức ăn ưa thích là những miếng pho mát thơm ngon. Pho mát chính là những điều tốt đẹp, là khát khao mơ ước mà ta muốn có. Và khi chúng đã tìm ra được kho thức ăn ngon lành, chúng sống một cuộc sống ấm no, tuy nhiên đã có những thay đổi rõ rệt. Người ta hay nói "nhàn cư vi bất thiện" hay nói vui theo lối hiện đại bây giờ thì "rảnh rỗi sinh nông nỗi".

Trong khi các chú chuột vẫn giữ việc dậy sớm mỗi ngày để đến kho pho mát và chúng luôn cẩn thận kiểm tra cũng như cảm nhận được sự vơi đi của pho mát, chúng còn nhận định kho pho mát không thể tồn tại mãi mãi, chỉ là chúng không lường trước việc cái kho cạn veo quá nhanh. Trái ngược hẳn, các chú tý hon Ù Lỳ, Chậm Chạp nay lại chậm chạp, ù lì hơn. Các chú sống trong chủ quan, luôn cho rằng kho pho mát sẽ giúp các chú sống cả đời mà không cần lo lắng.

Chính vì luôn sống trong chủ quan nên Chậm Chạp và Ù Lỳ đã hoàn toàn bị sốc, bế tắc trước thực trạng khó lòng chấp nhận này. Họ chỉ còn biết than vãn, rên rỉ cho số phận, đổ lỗi cho sự bất công mà cuộc sống mang đến cho họ. Trong bọn họ, không một ai chấp nhận hiện thực là chính họ đã làm cạn kiệt kho pho mát vì họ chỉ biết ăn mà không tích trữ, dự phòng hay tìm kiếm thêm. Và tư duy phức tạp của họ chỉ quẩn quanh với câu hỏi: "Ai là người lấy mất pho mát" hay "Tại sao pho mát lại biến mất?". Kẻ thì bịt chặt tai, nhắm tịt mắt, kẻ quẫn trí và gắn chặt trong tiềm thức rằng cuộc sống quá đỗi bất hạnh.

Khi đọc đến phân đoạn này, tôi cảm thấy bóng dáng mình đâu đó qua hình ảnh hai chú tý hon Chậm chạp và Ù Lì. Tôi lắm khi mụ mị đến lú lẫn trong những tư tưởng vô định không mục tiêu. Có những lúc tự thỏa mãn bản thân, lặn ngụp trong hưởng thụ mà không biết rằng cuộc sống vốn dĩ thăng trầm. Tôi đã từng chơi vơi, hụt hẫng khi va vấp trong đời, bất mãn với các mối xung đột trong gia đình, tôi chỉ biết trốn chạy hoặc làm ngơ chứ không dám đối mặt. Tôi luôn trách gia đình, trách tạo hóa sao lại lấy đi hạnh phúc của tôi.

Rồi tôi thụt lùi, tụt lại phía sau với nỗi chán chường đang gặm nhấm tâm hồn. Khóc lóc, gào rống cho thỏa cơn phẫn uất hay suy nghĩ từ bỏ cuộc sống này để mong chờ tương lại khác tốt đẹp ở kiếp sau. Tôi đã như thế một khoảng thời gian, để rồi nhận ra mình chỉ là một con ngốc khi trái đất vẫn quay đều và cuộc đời vẫn còn nhiều thứ đáng để trân trọng. Mọi thứ thật sự kết thúc khi bạn phó mặc số phận và vẫy mũ đầu hàng. Nếu bạn vững tin thì bạn sẽ tìm ra con đường cũng giống như câu "kết thúc là sự khởi đầu mới".

Trái hẳn với hai chú tý hon, các chú chuột đã theo bản năng của mình là tìm kiếm ngay một kho lương thực mới chứ không ngồi chờ bất cứ phép màu hay thẫn thờ tiếc nuối. Những cái thở dài, những cái chép miệng tiếc rẻ "giá như, nếu như" thật sự không giúp ích gì cho chúng ta. Nếu chúng ta biết trước được tương lại, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

Sau chuỗi ngày mong chờ phép lạ, sau những hành động không mang lại kết quả gì, Chậm Chạp đã nhận ra cần phải có sự thay đổi. Chậm Chạp đã trải qua sự đấu tranh tư tưởng vì bản thân cậu không muốn đối mặt với khó khăn hay thách thức mới. Tuy nhiên, trước hoàn cảnh hiện tại, cậu hiểu rằng: "Nếu bạn không chịu thay đổi, có thể bạn sẽ bị đào thải".

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những được - mất trong cuộc đời đếm không hết. Phải biết chấp nhận và đối diện thực tại cũng như chế ngự nỗi sợ hãi trong lòng, bởi vì "khi vượt lên nỗi sợ hãi của chính mình, bạn sẽ cảm thấy không bị trói buộc nữa". Có ai lại chẳng gặp thất bại nhưng bạn phải biết cách để vượt qua như nhà triết học Nietzsche từng viết: "Thất bại không giết được ta mà chỉ có thể làm ta mạnh mẽ hơn". Nhờ đó, ông có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm. Chúng ta đừng oán trách bản thân cũng như đừng ngại thất bại mà hãy xem như khoảng thời gian tồi tệ đó là lúc bạn đang tự bồi dưỡng bản thân mình.

Quyển sách còn dạy ta rằng: "Cuộc đời không hẳn là những hành lang thẳng tắp để ta có thể dễ dàng đi qua mà không gặp một vật cản nào. Cuộc đời thường là những mê lộ buộc ta phải tìm kiếm lối đi riêng mình nếu muốn băng qua nó". Quả đúng là như thế, kinh nghiệm chính là học được từ sự thất bại. Mọi thứ không quá tồi tệ như bạn đã tưởng tượng, tất cả không phải là dấu chấm hết.

Cho nên những lúc đường đời không bằng phẳng, mong bạn cũng đừng chùn bước. Những lúc bạn rơi vào vực thẳm tăm tối, mong bạn vẫn vững tin vì có niềm tin, có hy vọng, ắt sẽ có tương lai.

Câu trả lời:

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

phat bieu cam nghi canh khuya ho chi minh Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng. Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp. Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề. Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người. Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Câu trả lời:

- “Lấy chồng làm lẽ khổ thay

Đi cấy đi cày chị chẳng kể công

Tối tối chị giữ mất chồng

Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò

Mong chồng chồng chẳng xuống cho

Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn

Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn

Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con”

- “Thân em làm lẽ chẳng nề

Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”

- “Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”

- “Chồng con là cái nợ nần

Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”.

- “Gió sao gió mát sau lưng

Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này”

- “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

“Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”

“Sáng ngày tôi đi hái dâu

Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn

Hai anh đứng dậy hỏi han

Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu

Thưa rằng tôi đi hái dâu

Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn

Thưa rằng bác mẹ tôi răn

Làm thân con gái chớ ăn trầungười”

- “Trăng tròn chỉ một đêm rằm

Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi”

- “Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đạo cương thường chớ đổi đừng thay

- “Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm , sông hương mặc người”

- “Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

Câu trả lời:

Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó “Bill” là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.

Chú chó “Bill” được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nò cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.

Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫng không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mắc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rôi một bổi chiều đầy mưa, Bill không còn ở trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên…

Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có ở đâu thì chúng cũng có mặt ở bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.

Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.

bai-van-hay-lop-7-cam-nghi-ve-con-vat-nuoi-em-thich-hinh-anh-2

Bài văn mẫu số 2 tham khảo cảm nghĩ về chú mèo dễ thương

Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng cho dù đó là thứ tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với các con vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ.

Hồi tôi năm tuổi, cũng vừa lúc nhà tôi phải chuyển đến nhà mới. Tôi đã được nội đồng ý cho bế” Xanh” – bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm nhìn xe cộ vút qua mà tha hồ tưởng tượng, Vẽ vời ra vô vàn câu chuyện, Cũng là một cái thú.Tôi chỉ tự kể mình nghe. Nội biết tôi ưa tĩnh nên không bao giờ hỏi khi thấy tôi ngồi một mình ngoài cửa cùng chú bạn Xanh. Xanh của tôi trông rất tức cười, điều đặc biệt là trên người chú chẳng có tí xanh nào cả, kể cả đôi mắt cũng nâu hệt như bộ lông dày mượt, đuôi chúa chỉ ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đó là do tôi vất vả nuôi nuôi nấng cậu bạn suốt mấy năm liền. Thú vị nhất là chú mèo Xanh hơn tôi những năm tuổi. Chắc vì già,càng lúc chú bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.

Không lẽ tôi cứ phải chơi một mình sao? Thật bất ngờ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “meo meo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông trắng muốt, cái đuôi dài cỡ bốn lần đuôi Xanh và đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm.” Mèo mới lớn”- tôi gọi cô mèo như vậy, đó là món quà nội đã dành cho tôi nhân dịp tôi tròn sáu tuổi.Bà gọi cô mèo là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh Pê Téc bua và Ma-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường.Những điểu này về sau tôi mới hiểu. Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui,ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ.Có những lúc, nó nghịch ngợm vô cùng nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi.Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi cứ dựng lên trời trông rất ngộ.

Lạ hơn cả là cô mèo rất yêu quý Xanh,còn Xanh thì lại ghét Va, sử sự như một bà già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va lại gần là nó lại gầm gừ, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên vẹn.Rất hiền lành, Va sẵn sàng lùi ra để nhường cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới dám mon men đến gần đĩa cơm thừa,nhiều bữa không còn gì thế là Va nhịn đói.Tuyệt nhiên,Va không hề lại gần đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi cả những khi Xanh đang ngủ thì cô mèo Va lại chạy đến nép vào người Xanh, nhắm mắt lại. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi thì Va càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần,Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Nó chạy vụt đi, hai ngày liền không về.. Thật bất ngờ, ngày thứ ba Xanh đã đi tìm Va, và thấy cô mèo nằm trong gác bếp…Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, lúc ngủ còn được tựa vào lưng Xanh. Nhưng tiếc rằng trời chỉ cho một ngày…

Ngày lễ Nô-en năm đó, tôi được tặng quả cầu có tám quả chông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu boong boong nghe thật vui tai. Tôi lại cùng Va chơi ném bóng. Va chơi rất nhiệt tình vì còn đang vui vì chuyện hôm trước. Va kêu meo meo khiến cho tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…ké…t…xôn xao..tiếng người …đám đông…Xanh, Va..! Muộn, muộn thật rồi! Trước mắt tôi là 1 vũng máu, rất nhiều máu đỏ tươi. Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người nóng bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô cháy. Tôi đã ốm đến một tháng.

Mở mắt, Xanh lại gần giường vuốt vào má tôi, cái chân sau đi không vững vì đau. Còn Va, Va đã bay lên thiên đường, từ khi tôi còn lạc trong một chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao mà vụt đến rồi lại vụt đi. Vội quá!