Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lý Thái Hoa

hãy viết cảm nhận rút ra bài học từ câu chuyện : ai lấy miếng pho mát của tôi

phuc le
2 tháng 1 2017 lúc 19:58

Trong guồng quay của cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều khoảnh khắc vui, buồn, chán nản, tuyệt vọng, thành công lẫn thất bại. Vấn đề được đặt ra là nếu chúng ta chỉ toàn gặp vận rủi hoặc rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt, liệu chúng ta dám đối mặt và tìm cách vượt qua hay không? Nếu bạn đã đọc quyển sách Ai lấy miếng pho mát của tôi, bạn sẽ thấm thía rằng: "người vững thì đứng lại được, người yếu thì bị cuốn trôi".

Nếu chỉ đọc lướt qua, bạn sẽ nghĩ đây là câu chuyện dành cho trẻ con vì các nhân vật là những chú chuột, những người tiý hon với các vấn đề xoay quanh việc tìm pho mát. Chẳng có gì hấp dẫn và đáng quan tâm vì nó không mang giá trị gì trong cuộc sống đầy chật vật này. Ấy thế mà, bạn sẽ rất ngạc nhiên về sự thâm thuý, ý nghĩa của câu chuyện, nó cũng tương tự như quyển Ping vượt khỏi ao tù khi cả hai tác phẩm đều mượn thế giới loài vật để nói về thế giới con người.

Chuyện kể về bốn nhận vật gồm: chuột Đánh Hơi, chuột Nhanh Nhẹn, người tý hon Ù Lỳ và người tý hon Chậm Chạp. Để sinh tồn, chúng buộc phải đi vào Mê Cung tìm thức ăn ưa thích là những miếng pho mát thơm ngon. Pho mát chính là những điều tốt đẹp, là khát khao mơ ước mà ta muốn có. Và khi chúng đã tìm ra được kho thức ăn ngon lành, chúng sống một cuộc sống ấm no, tuy nhiên đã có những thay đổi rõ rệt. Người ta hay nói "nhàn cư vi bất thiện" hay nói vui theo lối hiện đại bây giờ thì "rảnh rỗi sinh nông nỗi".

Trong khi các chú chuột vẫn giữ việc dậy sớm mỗi ngày để đến kho pho mát và chúng luôn cẩn thận kiểm tra cũng như cảm nhận được sự vơi đi của pho mát, chúng còn nhận định kho pho mát không thể tồn tại mãi mãi, chỉ là chúng không lường trước việc cái kho cạn veo quá nhanh. Trái ngược hẳn, các chú tý hon Ù Lỳ, Chậm Chạp nay lại chậm chạp, ù lì hơn. Các chú sống trong chủ quan, luôn cho rằng kho pho mát sẽ giúp các chú sống cả đời mà không cần lo lắng.

Chính vì luôn sống trong chủ quan nên Chậm Chạp và Ù Lỳ đã hoàn toàn bị sốc, bế tắc trước thực trạng khó lòng chấp nhận này. Họ chỉ còn biết than vãn, rên rỉ cho số phận, đổ lỗi cho sự bất công mà cuộc sống mang đến cho họ. Trong bọn họ, không một ai chấp nhận hiện thực là chính họ đã làm cạn kiệt kho pho mát vì họ chỉ biết ăn mà không tích trữ, dự phòng hay tìm kiếm thêm. Và tư duy phức tạp của họ chỉ quẩn quanh với câu hỏi: "Ai là người lấy mất pho mát" hay "Tại sao pho mát lại biến mất?". Kẻ thì bịt chặt tai, nhắm tịt mắt, kẻ quẫn trí và gắn chặt trong tiềm thức rằng cuộc sống quá đỗi bất hạnh.

Khi đọc đến phân đoạn này, tôi cảm thấy bóng dáng mình đâu đó qua hình ảnh hai chú tý hon Chậm chạp và Ù Lì. Tôi lắm khi mụ mị đến lú lẫn trong những tư tưởng vô định không mục tiêu. Có những lúc tự thỏa mãn bản thân, lặn ngụp trong hưởng thụ mà không biết rằng cuộc sống vốn dĩ thăng trầm. Tôi đã từng chơi vơi, hụt hẫng khi va vấp trong đời, bất mãn với các mối xung đột trong gia đình, tôi chỉ biết trốn chạy hoặc làm ngơ chứ không dám đối mặt. Tôi luôn trách gia đình, trách tạo hóa sao lại lấy đi hạnh phúc của tôi.

Rồi tôi thụt lùi, tụt lại phía sau với nỗi chán chường đang gặm nhấm tâm hồn. Khóc lóc, gào rống cho thỏa cơn phẫn uất hay suy nghĩ từ bỏ cuộc sống này để mong chờ tương lại khác tốt đẹp ở kiếp sau. Tôi đã như thế một khoảng thời gian, để rồi nhận ra mình chỉ là một con ngốc khi trái đất vẫn quay đều và cuộc đời vẫn còn nhiều thứ đáng để trân trọng. Mọi thứ thật sự kết thúc khi bạn phó mặc số phận và vẫy mũ đầu hàng. Nếu bạn vững tin thì bạn sẽ tìm ra con đường cũng giống như câu "kết thúc là sự khởi đầu mới".

Trái hẳn với hai chú tý hon, các chú chuột đã theo bản năng của mình là tìm kiếm ngay một kho lương thực mới chứ không ngồi chờ bất cứ phép màu hay thẫn thờ tiếc nuối. Những cái thở dài, những cái chép miệng tiếc rẻ "giá như, nếu như" thật sự không giúp ích gì cho chúng ta. Nếu chúng ta biết trước được tương lại, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

Sau chuỗi ngày mong chờ phép lạ, sau những hành động không mang lại kết quả gì, Chậm Chạp đã nhận ra cần phải có sự thay đổi. Chậm Chạp đã trải qua sự đấu tranh tư tưởng vì bản thân cậu không muốn đối mặt với khó khăn hay thách thức mới. Tuy nhiên, trước hoàn cảnh hiện tại, cậu hiểu rằng: "Nếu bạn không chịu thay đổi, có thể bạn sẽ bị đào thải".

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những được - mất trong cuộc đời đếm không hết. Phải biết chấp nhận và đối diện thực tại cũng như chế ngự nỗi sợ hãi trong lòng, bởi vì "khi vượt lên nỗi sợ hãi của chính mình, bạn sẽ cảm thấy không bị trói buộc nữa". Có ai lại chẳng gặp thất bại nhưng bạn phải biết cách để vượt qua như nhà triết học Nietzsche từng viết: "Thất bại không giết được ta mà chỉ có thể làm ta mạnh mẽ hơn". Nhờ đó, ông có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm. Chúng ta đừng oán trách bản thân cũng như đừng ngại thất bại mà hãy xem như khoảng thời gian tồi tệ đó là lúc bạn đang tự bồi dưỡng bản thân mình.

Quyển sách còn dạy ta rằng: "Cuộc đời không hẳn là những hành lang thẳng tắp để ta có thể dễ dàng đi qua mà không gặp một vật cản nào. Cuộc đời thường là những mê lộ buộc ta phải tìm kiếm lối đi riêng mình nếu muốn băng qua nó". Quả đúng là như thế, kinh nghiệm chính là học được từ sự thất bại. Mọi thứ không quá tồi tệ như bạn đã tưởng tượng, tất cả không phải là dấu chấm hết.

Cho nên những lúc đường đời không bằng phẳng, mong bạn cũng đừng chùn bước. Những lúc bạn rơi vào vực thẳm tăm tối, mong bạn vẫn vững tin vì có niềm tin, có hy vọng, ắt sẽ có tương lai.

Lý Thái Hoa
3 tháng 1 2017 lúc 20:28

xin lỗi đi

bởi bài văn của cậu là trên mạng copy

đừng tưởng mk ko biết nha

leuleuoaoa


Các câu hỏi tương tự
tran minh thanh
Xem chi tiết
Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Kim Vân Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Duy Cời
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
Duy Cời
Xem chi tiết
Ko Cần Biết
Xem chi tiết
Akatsuki Pain
Xem chi tiết