Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 169
Điểm GP 22
Điểm SP 418

Người theo dõi (57)

kobitv
doge moment
Trần Mạnh Hòa
Quàng Trí Văn

Đang theo dõi (8)

Hà Như Thuỷ
tran thi phuong
Hoàng Phúc

Câu trả lời:

Đoạn thơ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.Hình ảnh Lượmn nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ. Hình ảnh Lượm hi sinh mà tay nắm chặt bông gợi cho ta biết bao cảm xúc. Lượm vẫn chỉ là một cậu bé, cánh tay ấy như đang muốn níu kéo sự sống.Cảnh tượng cánh đồng lúa thơm mùi sữa là một cảnh tượng có thật nhưng đem đến cho ta liên tưởng : Lượm như đang nằm trong vành nôi của người mẹ, của vùng đất mẹ thân yêu. Dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng em thành người chiến sĩ nhỏ và đến khi phải lìa xa cuộc sống thì em vẫn muốn là một em bé, muốn trở về cõi vĩnh hằng trong sự ngọt ngào của mùi hương sữa mẹ.Nếu như ở trên tác giả gọi Lượm là “ đồng chí”thì ở đây tác giả lại gọi là : “ cháu”.Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả lại trở về với tình cảm chú cháu thân thiết và đó cũng là cách để trả Lượm về với tuổi thơ của mình.Nếu cánh đồng là sự hưũ hình thì “ hồn bay” lại là sự vô hình bất tử. Điều này làm cho cái chết của Lượm trở thành bất tử. Linh hồn trong sáng bé bỏng của em đã hoá thân với thiên nhiên, với đất trời.Câu thơ kết thúc bằng dấu ba chấm biểu hiện những điều, những cảm xúc thiêng liêng không thể nói hết được.

 ( Chắc mấy chục câu ấy chứ.. hì hì)

 

Câu trả lời:

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

 

1. Tác giả

Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.

 2. Tác phẩm

Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

 

1. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

2. a) Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b) Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức", tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: "giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa...". Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.

3. a) Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.

b) Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.

c) Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

4. Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: "Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu". Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ "không hiểu" được tác giả giải thích một phần (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.

Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.

5.* Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: "cái đó thì có thể".

 

Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.

Câu trả lời:

4. Tình phát triển kinh tế

a. Nông nghiệp

- Trồng cây công nghiệp lâu năm là một trong nhiều thế mạnh của Tây Nguyên. Vùng này thích hợp với các loại cây như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu ,…

+ Cây cà phê là loại cây trồng nhiều nhất tập trung ở tỉnh Đắc Lắk, ngoài ra còn có ở Gia Lai Đây là loại cây hàng hoá chủ lực của Tây Nguyên và cả nước diện tích và sản lượng ngày càng tăng bởi vì có thuận lợi từ  điều kiện đất badan phù hợp

· Khí hậu Tây Nguyên  mùa mưa, mùa khô rõ rệt thuận lợi cho việc gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản .

· Đầu tư thâm canh cao và thị trường mở rộng. Lưu ý việc mở rộng quá mức diện tích cà phê ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và nguồn sinh thái của các dòng sông chảy về vùng lân cận

+ Cây chè : diện tích và sản lượng đứng thứ hai cả nước  tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng và một ít ở Gia Lai

- Ngoài ra cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, rau quả ôn đới và chăn nuôi gia súc lớn cũng được phát triển ở nhiều địa phương .

- Lâm nghiệp là một trong những ngành phát triển mạnh ở Tây Nguyên tập trung ở các tỉnh  Đắc Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai .

Tây Nguyên dẫn đầu cả nước về độ che phủ rừng 54,8% năm 2003 và đang phấn đấu đạt 65% năm  2002. Lâm nghiệp phát triển  theo hướng khai thác  rừng tự nhiên kết hợp với trồng mới khoanh nuôi , giao khoáng bảo vệ và gắn khai thác với chế biến .

* Tóm lại : sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên ngày càng tăng nhanh nhưng vẫn chưa đồng đều giữa các tỉnh. Đứng đầu là Đắc Lắk và Lâm Đồng bởi vì :  Đắc Lắk là vùng trọng điểm cây cà phê cả nước, còn Lâm Đồng là trọng điểm cây chè và hoa , rau quả ôn đới .

b. Công nghiệp

- Giá trị sản suất công nghiệp  ở Tây Nguyên tăng khá nhanh  qua các năm nhưng chiếm tỉ trọng thấp so với cả nước .

- Các ngành công nghiệp trọng điểm gồm chế biến nông,lâm tập trung ở các thành phố: Buôn MaThuột, Đà Lạt, Plây-ku.

- Thủy điện : Yaly trên sông Xê-xan , Đrây Hinh và một số nhà thuỷ điện đang được xây dựng

- Việc phát triển thuỷ điện có ý nghĩa rất quan trọng :

+ Khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng

+ Cung cấp năng lượng cho vùng và hoà chung lưới điện quốc gia .

+ Cung cấp nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp , cây lương thực và sinh hoạt , điều này rất quan trọng cho Tây Nguyên một vùng rất thiếu nước do mùa khô kéo dài

+ Phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên đồng nghĩa với việc thúc đẩy phát triển và bảo vệ rừng góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ các dòng sông chảy về các vùng lân cận , đảm bảo nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện : Trị An , Thác Mơ , Vĩnh Sơn ,Sông Hinh , Đa Nhim . Đồng thời đảm bào nước tưới sinh hoạt cho nhân dân các vùng .

- Việc xây dựng thuỷ điện mở đầu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Tây Nguyên .

c. Dịch vụ

- Phát triển nhất là xuất khẩu nông lâm sản : Tây Nguyên đứng sau đồng bằng sông Cửu Long về xuất khẩu nông sản nhưng đướng đầu cả nước về xuất khẩu Cà phê và gỗ .

-Du lịch , đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá . Trung tâm du lịch là Đà Lạt .

d. Các trung tâm kinh tế

- Plây-ku : Trung tâm công nghiệp , đào tạo nghiên cứu khoa học cửa Tây Nguyên .

- Buôn Ma Thuột : Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học đào tạo ,sản xuất hoa quả

- Đà Lạt : Phát triển nông nghiệp, chế biến nông lâm sản trung tâm dịch vụ thương mại