Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 13
Số lượng câu trả lời 41
Điểm GP 1
Điểm SP 12

Người theo dõi (4)

hà duy hưng
Tấn Nguyễn

Đang theo dõi (16)


Câu trả lời:

tkÝ nghĩa của câu chuyện bó đũa

Đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết, cha ông ta đã truyền tải những thông điệp thú vị qua câu chuyện bó đũa. Qua câu chuyện bó đũa người đọc học được một bài học sâu sắc về tình đoàn kết trong mối quan hệ giữa con người với con người. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt, gắn bó giữa người với người hay anh em ruột thịt với nhau.

Không những vậy, khi biết sống đoàn kết con người còn tạo được thiện cảm tốt đẹp từ mọi người xung quanh, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn như 5 anh em trong câu chuyện bó đũa vậy sau khi nghe lời cha dặn họ thay đổi đoàn kết hơn và cuộc sống của họ sau đó cũng tốt hơn, không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.

Đoàn kết có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội cũng như bản thân mọi người. Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ chưa thực sự ý thức được vai trò của tình đoàn kết, đó là hiện tượng xấu, chơi xấu, chia rẽ mối quan hệ với một số người, thậm chí có nhiêu ngươi chủ trương sống cá nhân, vị kỉ. Tuy vậy vẫn cần phân biệt giữa tình đoàn kết với hiện tượng chia bè để cô lập, tẩy chay những người khác, nhóm bạn khác.

Đoàn kết là một phẩm chất quan trọng cần có, đó cũng là một thước đo giá trị, phẩm chất đạo đức của con người. Câu chuyện bó đũa đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thâng đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô đọc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. Phải biết đoàn kết khi sống chung với nhau thì mới có một cuộc sống tốt đẹp ý nghĩa được.

Khi đoàn kết chúng ta sẽ có điều kiện học được những điều hay từ những cá nhân khác trong cộng đồng, qua đó hoàn thiện bản thân đồng thời tạo điều kiện để phát huy những thế mạnh, sở trường của bản thân đối với những công việc tập thể.

Đan Dayy

Không có mô tả.

Đan Dayy

Mở ảnh

Câu trả lời:

lỗi

Câu trả lời:

tk

Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã để lại cho em nhiều cảm xúc sâu lắng qua bài thơ "Mẹ". Mẹ với tấm lưng nhỏ bé trái ngược với hình dáng cây cau trong vườn "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng" làm con càng thêm đau xót. Theo dòng chảy của thời gian, cây cau ấy ngày càng lớn cao nhưng mẹ của con lại "ngày một thấp". Con nhớ những ngày thơ bé, miếng cau bổ tư vẫn mẹ vẫn móm mém nhưng hôm nay miếng cau ấy bổ thành tám miếng nhỏ mà "Mẹ còn ngại to!". Nhìn miếng cau khô quen thuộc, con lại liên tưởng đến bóng hình mẹ già đi mỗi ngày "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Chứng kiến mẹ thêm già yếu, con lại thấy quặn thắt, trầm mặc trong lòng mà đôi tay run run "nâng" với cả tấm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng trước khuôn mặt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con "không cầm được lệ". Câu hỏi tự vấn "Sao mẹ ta già?" như càng khẳng định sự bất lực, đau xót khi không thể níu kéo dòng thời gian đang trôi để níu kéo mẹ ở lại bên con mãi mãi. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ đối lập cùng biện pháp so sánh "Khô gầy như mẹ" đã khắc họa chân thực hình ảnh người mẹ. Qua đó, bài thơ đã nói lên sự vất vả, tần tảo của cuộc đời mẹ, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu sắc mà con dành cho mẹ.