Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau-ngọn xanh rờn
Mẹ-đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
-Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
Tham khảo
Trong văn học , có rất nhiều bài thơ hay viết về mẹ nhưng mỗi lần đọc bài thơ "Mẹ" của nhà thơ Đỗ Trung Lai em lại vô cùng xúc động trước hình ảnh về mẹ và tình cảm của người con - nhân vật trữ tình dành cho mẹ . Ngay khổ thơ đầu , tác giả đã so sánh "mẹ" với "cau" - cau là hình ảnh loài cây quen thuộc ở mỗi làng quê gắn liền với thói quen ăn trầu của bà , của mẹ . Tác giả so sánh " Lưng mẹ còng rồi " mà " Cau thì vẫn thẳng " , "cau ngọn xanh rờn " - "mẹ đầu bạc trắng" khiến em cảm nhận được thời gian đã lấy đi thanh xuân của mẹ để vun đắp cho tuổi trẻ của con . Hai câu thơ " Một miếng cau khô / Khô gầy như mẹ " tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh ví mẹ như miếng cau khô gầy gợi hình ảnh mẹ già tóc bạc , lưng còng , sức sống héo hắt và niềm rưng rưng đau xót của người con . Lời tự vấn " Sao mẹ ta già ? " là 1 câu hỏi tu từ chứa chất bao cảm xúc lo lắng của người con về tuổi già và sự ra đi của mẹ . Bài thơ khép lại với hình ảnh " Mây bay về xa " để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh , trăn trở về tình cảm của con với mẹ : Yêu thương , nuối tiếc , xót xa . Bài thơ khiến cho em thấy yêu , kính trọng , biết ơn mẹ hơn . Em thấy mình cần phải chăm chỉ học tập hơn để mẹ vui lòng .
tk
Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã để lại cho em nhiều cảm xúc sâu lắng qua bài thơ "Mẹ". Mẹ với tấm lưng nhỏ bé trái ngược với hình dáng cây cau trong vườn "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng" làm con càng thêm đau xót. Theo dòng chảy của thời gian, cây cau ấy ngày càng lớn cao nhưng mẹ của con lại "ngày một thấp". Con nhớ những ngày thơ bé, miếng cau bổ tư vẫn mẹ vẫn móm mém nhưng hôm nay miếng cau ấy bổ thành tám miếng nhỏ mà "Mẹ còn ngại to!". Nhìn miếng cau khô quen thuộc, con lại liên tưởng đến bóng hình mẹ già đi mỗi ngày "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Chứng kiến mẹ thêm già yếu, con lại thấy quặn thắt, trầm mặc trong lòng mà đôi tay run run "nâng" với cả tấm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng trước khuôn mặt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con "không cầm được lệ". Câu hỏi tự vấn "Sao mẹ ta già?" như càng khẳng định sự bất lực, đau xót khi không thể níu kéo dòng thời gian đang trôi để níu kéo mẹ ở lại bên con mãi mãi. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ đối lập cùng biện pháp so sánh "Khô gầy như mẹ" đã khắc họa chân thực hình ảnh người mẹ. Qua đó, bài thơ đã nói lên sự vất vả, tần tảo của cuộc đời mẹ, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu sắc mà con dành cho mẹ.