Hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với hiđro là 5,875.
a/ Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp.
b/ Tính % số mol mỗi khí trong hỗn hợp.
c/ Trộn thêm x mol NH3 vào 1 mol hỗn hợp A, ta được hỗn hợp mới (hỗn hợp B) có tỉ khối đối với hiđro là 6,4. Tìm x.
Kim loại M có hóa trị n và m (n; m = 1; 2 hoặc 3). Hoà tan hoà toàn a gam M bằng dd HCl dư, thu được muối MCln và V lít H2 (đktc). Mặt khác hoà tan hoàn toàn a gam M bằng dd HNO3 loãng, thu được muối M(NO3)m, H2O và cũng V lít khí NO duy nhất (đktc).
a/ Viết PTHH của 2 phản ứng trên.
b/ So sánh n và m.
c/ Hỏi M là kim loại nào? Biết rằng khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua.
Ở 25oC, 100 gam nước hòa tan tối đa 36 gam NaCl, thu được dung dịch NaCl bão hòa.
a/ Tính khối lượng NaCl tối đa có thể tan trong 150 gam nước.
b/ Dung dịch A có 200 gam nước và 45 gam NaCl. Có thể hòa tan thêm tối đa bao nhiêu gam NaCl vào dung dịch A để được dung dịch bão hòa?
c/ Có 408 gam dung dịch NaCl bão hòa. Tính khối lượng nước và NaCl có trong đó.
Nung hoàn toàn 25,5 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 3,36 lít khí oxi (đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 33,33%Na; 20,29%N; còn lại là O.
a/ Xác định CTHH của B, biết rằng công thức đơn giản nhất chính là CTHH của B.
b/ Tính % khối lượng từng nguyên tố trong A. Xác định CTHH của A, biết rằng công thức đơn giản nhất chính là CTHH của A.
c/ Viết PTHH của phản ứng nhiệt phân chất A.