Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo

Nội dung lý thuyết

I. Các cách đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo:

1. Nghe thầy cô nhận xét chung

- Học sinh lắng nghe những điểm tích cực trong bài: bố cục bài, cách sáng tạo, cách sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt ý, ...

- Học sinh lắng nghe những điểm còn hạn chế trong bài: lỗi chính tả, cách trình bày, cách sử dụng từ ngữ, ...

2. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và hạn chế trong bài.

- Đọc kĩ lại nhận xét của thầy cô về những ưu điểm và hạn chế.

3. Trao đổi bài làm với bạn để học tập các ưu điểm trong bài của bạn.

- Học sinh trao đổi với bạn bè về ưu điểm trong bài của mình và của bạn:

   + Cách mở bài, kết bài ấn tượng.

   + Cách trình bày bài.

   + Cách sử dụng từ ngữ

   + Cách miêu tả hình ảnh sinh động.

   + Cách lựa chọn và kể các chi tiết sáng tạo trong chuyện, ...

- Học sinh tự rút kinh nghiệm trước hạn chế của mình, chia sẻ với bạn về các hạn chế khác để tránh lặp phải lỗi đáng tiếc.

4. Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn trích cho hay hơn.

- Học sinh sửa lại lỗi trong bài của mình: lỗi chính tả, lỗi diễn đạt câu, lỗi lặp từ, ...

- Học sinh viết lại đoạn văn khác dựa trên đoạn văn cũ cho hay hơn: sử dụng từ đồng nghĩa, thêm vào các chi tiết sáng tạo thú vị, ...

Sửa bài văn

II. Gợi ý một vài bài thơ viết về trẻ em:

   1. Trẻ em như búp trên cành - Nguyễn Đình Hưng

   2. Nhớ ghi vâng lời - Dương Quốc Nam

   3. Mãi là bé ngoan - Nguyễn Thị Hồng Hạnh

   4. Truyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh

   5. Làm anh - Phan Thị Thanh Nhàn

   6. ...

Trẻ em