Tam đại con gà

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

I. Bài Tam đại con gà

Câu 1: Phân tích mâu thuẫn trái tự nhiên của thầy đồ.

* Thầy đồ được giới thiệu là nhân vật đã dốt nát nhưng lại thích khoe chữ. Thông qua lời giới thiệu này, các mâu thuẫn trái tự nhiên dần dần được bộc lộ.

* Mâu thuẫn thứ nhất: thầy đồ dốt nhưng thích nói chữ.

- Dạy trẻ, gặp chữ “kê” không biết đọc là gì, học trò hỏi gấp, liền đọc là “Dủ dỉ là con dù dì”, bảo trò đọc khe khẽ.

=> Cái dốt của thầy được bộc lộ: Là thầy mà chữ cơ bản trong Tam thiên tự (sách tiếng Hán dạy vỡ lòng cho trẻ) mà không biết đọc.

- Đáng ra không biết thì thầy về tra sách và trả lời trò, đằng này lại khấn thổ công. Xin đài được cả ba nên bảo trò đọc to lên.

=> Đã dốt còn mê tín.

* Mâu thuẫn thứ hai:

- Khi bị bố của trò chất vấn, thầy đồ mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” => biết mình dốt.

- Lời biện bạch: vẫn biết đấy là chữ “kê” nhưng muốn dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia => đã dốt còn giấu dốt, láu lỉnh, khéo chống chế.

- Lời giải thích: “Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà” => Lời giải thích vòng vô, vô lí, vô nghĩa.

=> Thầy đồ đã tự bộc lộ cái dốt của mình.

Câu 2: Ý nghĩa phê phán của truyện:

- Truyện phê phán thói giấu dốt – một tật xấu khó bỏ của bộ phận nhân dân.

- Ngầm khuyên răn mọi người nhất là những người đi học, chớ nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi, tìm đọc sách vở, tìm người giỏi mà học.

Khách