Tam đại con gà

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

TAM ĐẠI CON GÀ

I. Tìm hiểu chung

 1/ Khái niệm: Truyện cười là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về các sự việc hành vi của con người chứa đựng những mâu thuẫn trái với tự nhiên nhằm mục đích giả trí hoặc phê phán cái xấu cái lỗi thời trong xã hội.

2/ Phân loại truyện cười:

a/ Truyện cười khôi hài: nhằm mục đích giải trí mua vui và ít nhiều có tính giáo dục.

b/ Truyện trào phúng: phê phán những kẻ  thuộc giai cấp quan lại bóc lột (trào phúng thù), phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn).

=> Truyện Tam đại con gà là truyện cười trào phúng.

II. Đọc - hiểu văn bản

1) Nội dung

a/ Sự việc gây cười thứ  1 : Thầy đồ đi dạy học trò nhưng gặp chữ kê (nghĩa là gà)"thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hơi gấp, thầy cuống, nói liều.."Dủ dỉ là con dù dì".

             Người đọc cười vì sự dốt nát, nói liều của thầy. Thầy đồ đi dạy học mà dốt đến mức cái chữ tối thiểu trong sách cũng không biết, không đọc được.

b/ Sự việc gây cười thứ hai : "Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo trò đọc khe khẽ".

 Người đọc bật cười vì sự giấu dốt và sĩ diện hão của thầy.

c/ Sự việc gây cười thứ ba : thầy khấn Thổ công, "xin ba đài âm dương" thì được cả ba. Thầy đắc chí, tự tin cho trò đọc to "cái sự dốt".

Người đọc bật cười vì cái dốt vô tình được khuếch đại.Dốt như vậy mà thầy đồ vẫn ham khoe giỏi (sau khi khấn thổ công, "thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to").

 Cái dốt được nhân lên khi có thêm một nhân vật dốt nữa là Thổ công. Ở đây, mũi tên bắn trúng hai đích, truyện "khèo" cả Thổ công với "thầy" vào để chế giễu.

d/ Sự việc gây cười thứ tư : chạm trán bất ngờ với chủ nhà, "thầy" tự thấy cái dốt của mình (và cả cái dốt của "Thổ công nhà nó") nên tìm cách chống chế, che giấu bằng "lí sự cùn" nhưng cái dốt càng lộ rõ. Người đọc bật cười vì thói giấu dốt bị lật tẩy, thầy đồ tự phô bày cái dốt của mình.

Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là cái dốt và sự giấu dốt ; càng che giấu thì bản chất dốt nát càng lộ ra.

2) Nghệ thuật:- Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười là dốt - giấu dốt, mọi chi tiết đều hướng vào mục đích gây cười.

- Cách vào truyện tự nhiên, cách kết thúc truyện rất bất ngờ.

- Thủ pháp "nhân vật tự bộc lộ" : cái dốt của nhân vật tự hiện ra, tăng dần theo mạch phát triển của truyện cho đến đỉnh điểm là lúc kết thúc.

- Ngôn ngữ truyện giản dị nhưng rất tinh, nhất là ở phần kết, sử dụng yếu tố vần điệu để tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cười.

3) Ý nghĩa văn bản: Không chỉ nhằm vào một con người cụ thể, truyện Tam đại con gà còn phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.

Khách