Nhưng nó phải bằng hai mày

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

II. Bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Câu 1: Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay… bằng hai mày”.

a. Quan hệ giữa 2 nhân vật Cải và thầy Lý là mối quan hệ đã được xếp đặt.

- Thầy lí: người phán xử, cầm quyền, đại diện cho giai cấp thống trị, người nổi tiếng xử kiện giỏi, đã ăn đút lót của dân.

- Cải: người nông dân, người lao động nghèo, lo đút lót, mong được xử thắng kiện.

b. Sự kết hợp giữa lời nói và hành động của Cải và thầy lí:

- Cải đã lo lót, đinh ninh mình thắng kiện nhưng lại bị xử 10 roi nên xòe 5 ngón tay để nhắc thầy lí.

Hàm ý: 5 ngón tay = 5 đồng = lẽ phải thuộc về Cải.

- Thầy lí hiểu ý Cải và có lời lẽ, hành động rất mập mờ: “Tao biết mày phải… nhưng nó phải bằng hai mày!” và đưa 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay phải.

Hàm ý: Lẽ phải thuộc về Ngô = 10 ngón tay = 10 đồng

=> Chốn công đường trang nghiêm nhưng công lí lại thuộc về những người có tiền: Tiền = Lẽ phải.

Câu 2: Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của ông lí ở cuối truyện.

- Nghệ thuật tương phản: Lời đồn trái ngược hoàn toàn với sự thật về tài xử kiện.

- Nghệ thuật chơi chữ: “Tao biết mày phải… nhưng nó phải bằng hai mày!

Phải (1): lẽ phải, cái đúng, đối lập với điều sai trái.

Phải (2): điều bắt buộc cần phải có.

Câu 3: Đánh giá về nhân vật Cải và Ngô.

- Cải và Ngô vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của truyện cười này, vừa đáng giận mà vừa đáng thương.

- Cải và Ngô đều là những người nông dân, sợ thua kiện chốn công đường nên mới đút lót. Nhưng chính hành động hối lộ quan trên đã tạo điều kiện cho quan lại nhũng nhiễu, công lí không còn nghiêm minh.

Khách