Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

a. Trời không mưa. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.

– Chủ ngữ của mỗi câu là: Trời; ruộng đồng.

– Vị ngữ của mỗi câu là: không mưa; khô hạn, nứt nẻ.

b. Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.

– Chủ ngữ của câu là: Trời; ruộng đồng.

– Vị ngữ của câu là: không mưa; khô hạn, nứt nẻ.

– Từ “nên” trong câu b có tác dụng là từ nối hai cụm chủ vị với nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

– Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn là: Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

– Từ có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ là: nhưng

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

– Câu ghép trong đoạn văn dưới là:

+ Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi;

Vế 1 trong câu là: Cỏ gần nước tươi tốt

Vế 2 trong câu là: trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi

+ Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

Vế 1 trong câu là: Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối

Vế 2 trong câu là: chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá:

Tuy Nai Ngọc chỉ là một người đá nhưng cậu bé có một tấm lòng thơm thảo, biết cưu mang và đem hạnh phúc tới cho dân làng. Nai Ngọc không gắn bó được lâu dài với làng, song cậu sẽ mãi là người hùng khó quên trong tâm trí mọi người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (3)