Kiểm tra 1 tiết Hiđro: Đề 2

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

 

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT CHƯƠNG V: HIĐRO

ĐỀ 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tại sao bóng được bơm khí hiđro có thể bay lên cao được ?

A. Vì hiđro là chất khí ở nhiệt độ thường.

B. Vì hiđro là chất khí nhẹ nhất, nhẹ hơn rất nhiều so với không khí.

C. Vì khí hiđro không tác dụng với các khí có trong không khí.

D. Vì khí hiđro có khối lượng mol nhỏ.

Câu 2. Khí H2 không thể khử được oxit kim loại nào thành kim loại ở nhiệt độ cao?

A. CuO.                 B. Fe2O3.               C. Al2O3.                        D. PbO.

Câu 3. Cho phản ứng sau   Fe2O3 + CO \(\underrightarrow{t^o}\) 2Fe + 3CO2.

Vai trò của CO ở trong phản ứng này là

A. chất oxi hóa.                                 B. chất khử.

C. sản phẩm của phản ứng.               D. chất xúc tác.

Câu 4. Một chất như thế nào thì được gọi là chất oxi hóa?

A. Chất chiếm oxi của chất khác được gọi là chất oxi hóa.

B. Chất nhường oxi cho chất khác được gọi là chất oxi hóa.

C. Chất tác dụng được với oxi thì gọi là chất oxi hóa.

D. Chất có khả năng tác dụng với chất khác thì gọi là chất oxi hóa.

Câu 5.Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử ?

A. 3Fe + 2O2 \(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4.

B. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.

C. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O.

D. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.

Câu 6. Tại sao trong thí nghiệm điều chế khí hi đro, có thể thu khí hi đro bằng phương pháp đẩy nước ?

A. Vì hiđro là chất khí ở điều kiện thường.

B. Vì khí hiđro nhẹ hơn nước.

C. Vì khí hiđro nhẹ hơn không khí.

D. Vì khí hiđro ít tan trong nước.

Câu 7. Hoàn thành phương trình hóa học dựa trên sơ đồ phản ứng sau:

             Al + H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + H2

A. 2Al + 3H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + 3H2

B. 2Al + 2H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + H2

C. Al + H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + H2

D. Al + 3H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 8. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế ?

A. 2H2 + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2H2O.

B. 2Fe(OH)3 \(\underrightarrow{t^o}\) Fe2O3 + 3H2O.

C. Na + H2O → NaOH + H2.

D. CuO + CO \(\underrightarrow{t^o}\) Cu + CO2.

II. TỰ LUẬN

Bài 1. Hoàn thành các PTHH sau

a. KClO\(\underrightarrow{MnO_2,t^o}\)

b. Fe + O2  \(\underrightarrow{t^o}\)

c. PbO + H\(\underrightarrow{t^o}\)

d. Fe + H2SO\(\underrightarrow{t^o}\)

Bài 2. Cho các hóa chất có sẵn sau: khí O2, nước, Fe2O3, axit H­2SO4. Hãy đề xuất cách điều chế kim loại sắt từ các hóa chất trên. Viết PTHH minh họa cho các phản ứng điều chế.

Bài 3. Khử hoàn toàn 2,4 gam đồng oxit bằng một lượng khí hiđro (đktc) vừa đủ. Kết thúc phản ứng thu được một chất rắn màu nâu đỏ.

a. Chất rắn màu nâu đỏ là gì? Tính khối lượng của lượng chất rắn màu đỏ đó.

b. Tính thể tích khí hiđro đã được dùng để khử hoàn toàn lượng đồng oxit ở trên.

c. Để điều chế lượng khí hiđro ở trên, người ta đã cho kim loại kẽm tác dụng với axit sunfuric loãng, dư. Tính khối lượng kẽm cần dùng để điều chế được lượng khí hiđro trên.