Hứng trở về

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

- Năm 16 tuổi, ông đỗ Hoàng Giáp.

- Khoảng năm 1314-1315, ông được cử đi sứ sang đáp lễ nhà Nguyên.

- Ông làm quan đến chức Thượng thư, còn để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc).

b. Bố cục 

- Phần 1: (Hai câu đầu): Nỗi nhớ quê hương.

- Phần 2: (Hai câu sau): Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

@1145350@

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đầu

- Xa quê hương nhớ về quê hương là tình cảm thường thấy ở mỗi người. Điều đáng lưu ý ở đây là:

+ Những hình ảnh dân dã, quen thuộc về quê hương như cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa ttroor bông sớm thoảng hương thơm, cua đang lúc béo,... lại gợi lên nỗi nhớ tha thiết nhất.

+ Cuộc sống sung sướng ở nơi đất Giang Nam không làm tác giả quên đi hình ảnh quê hương. Ngược lại, chính cuộc sống nơi phồn hoa càng làm nhà thơ nhớ thương nơi quê nhà nghèo khó.

- Những hình ảnh dân dã, quen thuộc lại làm xúc động lòng người bởi nó gắn bó máu thịt với mỗi cuộc đời, bởi nó được nói lên một cách hết sức chân thực, tự nhiên.

@1145142@

2. Hai câu thơ cuối

- Ở hai câu thơ đầu, lòng yêu nước thể hiện có phần kín đáo qua nỗi nhớ quê hương, còn ở hai câu thơ cuối tác giả trực tiếp nói lên tâm trạng của mình: Sống sung sướng nơi đất khách quê người không bằng được sống nơi quê nhà. Đi sứ bên nước ngoài, Nguyễn Trung Ngạn vẫn mong mỗi ngày được trở về đất nước quê hương.

- Tác giả sử dụng hình thức so sánh: "Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà". Giang Nam tuy vui nhưng là nơi đất khách quê người, thể hiện tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê.

@1145209@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Cách nói chân thật, giản dị.

- Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi.

2. Nội dung

- Lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ quy hứng.

- Bài thơ giúp người đọc ý thức một chân lí: không gì bằng quê hương xứ sở của mình; giúp ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

@1145265@

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (19 tháng 8 2021 lúc 17:00) 0 lượt thích