Hứng trở về

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

- Năm 16 tuổi, ông đỗ Hoàng Giáp.

- Khoảng năm 1314-1315, ông được cử đi sứ sang đáp lễ nhà Nguyên.

- Ông làm quan đến chức Thượng thư, còn để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc).

b. Bố cục 

- Phần 1: (Hai câu đầu): Nỗi nhớ quê hương.

- Phần 2: (Hai câu sau): Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Nỗi nhớ quê hương luôn là cảm xúc thường trực của người li khách. Trong bài thơ, nỗi nhớ ấy được biểu hiện bằng những hình ảnh gần gũi và giản dị nhất: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đương lúc béo.

=> Đây đều là những hình ảnh giàu sức gợi, cho thấy sự gắn bó máu thịt của tác giả với quê hương, đặc biệt là vùng nông thôn.

Câu 2:

Thơ văn trung đại có nhiều biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước: ý thức về chủ quyền dân tộc, thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc, yêu thiên nhiên,... và nỗi lòng của kẻ li hương hay cái tình với non sông, với quê hương cũng góp vào đó một mảnh ghép, một cung bậc của tình yêu nước.

Đặc biệt hơn, tình yêu nước của tác giả còn được thể hiện qua nỗi khao khát được trở về. Được cảm nhận và thưởng thức những hương vị của quê hương ấy.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (19 tháng 8 2021 lúc 17:00) 0 lượt thích

Khách