Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

ĐỌC THÊM: HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

 

(Trích Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên)

 

I-TÌM HIỂU CHUNG:

 -Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có đủ đức, nhân, trí, nghĩa, dũng, được nhân dân phong thánh thờ phụng ở các đền trong nước.

- Về Đại Việt sử kí toàn thư và giải nghĩa các chú thích (SGK).

II-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

      1/Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn :

- Đề xuất kế sách giữ nước với vua Trần Anh Tông : thiên hạ trên dưới một lòng, dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, tuỳ thời tạo thế.

Ø  Trần Quốc Tuấn là con người có tài năng mưu lược ,có lòng trung quân và thương dân ,trọng dân và chăm lo cho dân hết mực

 2/ Việc giữ tiết bề tôi được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu :

+ Ghi để lời cha trong lòng nhưng không cho là phải."Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”.

        + Khi quyền quân quyền nước ở trong tay, ông dùng chuyện cũ để thử lòng gia nô và các con..."cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.

 - Dặn con cách chôn cất mai táng khi mình qua đời.

 - Tiến cử người hiền tài cho đất nước.

 - Soạn sách để khích lệ tướng sĩ : Sưu tập binh pháp các nhà làm thành bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

Ø  Trần Quốc Tuấn là người hết lòng trung nghĩa với vua ,với nước ,không tư lợi .Ông có tình cảm chân thành thẳng thắn và rất nghiêm trong giáo dục con cái

3/ Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh

+ Châu huyện Lạng Giang hễ có bệnh dịch, mọi người cầu đảo ông.

+ Khi có giặc vào, đến lễ ở đền ông hễ tráp dựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng. 

III. Tổng kết

1) Nghệ thuật

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.

- Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói và cử chỉ, hành động ; kết hợp giữa biên niên và tự sự ; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

2) Ý nghĩa văn bản

Ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước.

Khách