Em dựa vào những chi tiết nào để biết được bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện?
Em dựa vào những chi tiết nào để biết được bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện?
Phân tích nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung qua thái độ, lời thoại và hành động...
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thái độ: hiên ngang, coi thường người lao động “không sợ… cửa sổ toàn bằng gỗ lim nạm sắt, chúng nó có phá được còn khó…”; “ta có khẩu súng này thì còn sợ gì”.
- Lời thoại: đanh thép, trịch thượng: “Các anh đừng có nói bậy… Ai bỏ các anh em chết đói? Nếu các anh đi làm ăn cẩn thận, có ngày nào không phát gạo, phát hàng”, “Lần này là lần cuối cùng, tôi ra lệnh cho các anh, ai phải về trại ấy ngay lập tức, rồi tôi sẽ liệu…”.
- Hành động: dứt khoát, đối mặt với người lao động “Mình không ngại, thế nào họ cũng đến kịp... Dầu chúng nó có gậy gộc, cuốc xẻng cũng không sao đến gần mình được…. Mình đừng ngại”, “Ô hay, sợ cái gì… Mình cứ để tôi ra xem chúng nó nói gì… Có súng đây, sợ gì”.
(Trả lời bởi datcoder)
Vì sao thợ mỏ đình công?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThợ mỏ đình công là do ông Chung phát gạo kém, gạo xấu, cá mắm thối…, cai đánh đập.
(Trả lời bởi datcoder)
Văn bản Đình công và nổi dậy kể về sự kiện gì? Có những tuyến nhân vật nào? Ai là đại diện cho mỗi tuyến nhân vật?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Văn bản Đình công và nổi dậy kể về sự việc nhân dân lao động đình công vì gia đình Ông Chung bóc lột quá sức, cuối cùng nhận kết cục bi thảm.
- Tuyến nhân vật ông Chung, bà Ba, cả Bích: giàu có, tham lam, bóc lột người lao động.
- Tuyến nhân vật người lao động: chăm chỉ, chịu khó, dũng cảm và đứng lên đòi lại công bằng.
(Trả lời bởi datcoder)
Phần chỉ dẫn sân khấu cho biết điều gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiPhần chỉ dẫn sân khấu cho thấy ông Chung đã bị bắn.
(Trả lời bởi datcoder)
hững chi tiết nào cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChi tiết cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng: ông Chung lại bàn giấy kéo ra khẩu súng lục, dân công đã bỏ cái nhà kho và kéo lại đằng ông Chung và bà Ba.
(Trả lời bởi datcoder)
Hình dung bối cảnh câu chuyện qua phần chỉ dẫn sân khấu.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBối cảnh câu chuyện: thời gian là vào giữa trưa, địa điểm cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung.
(Trả lời bởi datcoder)
- Đọc trước văn bản Đình công và nổi dậy, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vi Huyền Đắc.
- Đọc nội dung giới thiệu về vở kịch Kim tiền dưới đây để hiểu bối cảnh đoạn trích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thông tin về tác giả Vi Huyền Đắc:
+ Vi Huyền Đắc sinh ngày 18-12-1899 tại Trà Cổ, tỉnh Quảng Ninh, mất năm 1976 tại Hà Nội.
+ Thuở nhỏ Vi Huyền Đắc học chữ Hán, sau đó chuyển sang theo tân học. Tốt nghiệp Thành Chung ở Hải Phòng, ông thi vào trường Mỹ nghệ Hà Nội nhưng sau đấy lại vào Sài Gòn làm lái xe và bắt đầu viết một số bài báo có xu hướng tiến bộ.
+ Ông bắt đầu viết văn và mở nhà in Thái Dương văn khố trên phố Cầu Đất để xuất bản tác phẩm của mình và bạn bè.
+ Trong khoảng 20 vở kịch do ông sáng tác, đều có tiếng vang, thời kỳ sung sức nhất là trước năm 1945. Chẳng hạn như: Hoàng mộng điệp (năm 1922), Uyên ương (năm 1927), Hai tối tân hôn (1929), Nghệ sĩ hồn (1932), Kinh Kha (1934), Trường hận (bằng tiếng Pháp, được giải thưởng của Viện Hàn lâm Nice, Pháp), Lệ Chi Viên (diễn
tại Hà Nội 1943), Khóc lên tiếng cười (diễn tại Hà Nội 1943).+ Bước ngoặt mới của Vi Huyền Đắc được đánh dấu từ vở bi kịch Kim tiền và vở hài
(Trả lời bởi datcoder)
kịch Ông ký Cóp.
Thái độ ông chủ mỏ như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThái độ của ông chủ mỏ vừa rối bời, lo lắng.
(Trả lời bởi datcoder)
Kết thúc có gì bất ngờ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKết thúc bất ngờ vì ông Chung chết, bà Ba bị cả Bích đẩy ngã để cướp chìa khoá những cúng không lấy được gì vì người dân đã ùa vào.
(Trả lời bởi datcoder)