Đề bài : Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài : Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

Bài làm

Có những tác giả chỉ dành riêng cho một chủ đề, một đối tượng, khi đọc thì không hề lẫn lộn với bất cứ ai hết. Kim Lân là nhà văn như vậy, có lẽ ngòi bút của ông chỉ giành cho người nông dân, ông viết hay về những mảnh đời nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có tấm lòng hiền hậu. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” ám ảnh người đọc vì sự bình dị và tấm lòng yêu quê hương, đất nước.

Ông Hai là người nông dân rời làng đi tản cư, nhưng trong lòng ông vẫn đau đáu nhớ thương về quê hương và hết lòng ca ngợi mảnh đất từng gắn bó. Có lẽ người đọc sẽ rơi nước mắt khi thấy được những dằn vặt trong lòng ông Hai qua từng giai đoạn.

Ông Hai được Kim Lân xây dựng bằng thứ ngôn ngữ bình dị, gần gũi và chân chất nhất. Ông Hai hiện lên trên trang viết của Kim Lân là người yêu quê hương, tự hào về quê hương. Dù rời làng đi tản cư nhưng ông Hai luôn mang theo tình yêu ấy đi kể với mọi người. Ông khoe với mọi người làng của ông đẹp lắm, giàu có lắm, đậm tình người lắm “làng mình nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh; nào là đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm gót, ngày mùa phơi thóc phơi rơm thì tốt thượng hạng”.

Qua lời kể của ông Hai thì làng quê của ông rất đẹp, rất trù phú, hơn hẳn những ngôi làng khác. Lòng tự hào, vui tươi qua từng lời kể về quê hương khiến người đọc hình dung được tình yêu mãnh liệt, tha thiết của một người con xa quê đối với nơi đã từng gắn bó rất lâu.

Nơi mà ông luôn nhớ về là làng Chợ Dầu, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác giả đã tạo tình huống truyện đi tản cư của ông Hai để khắc họa diễn biến cũng như tính cách nhân vật qua từng giai đoạn. Ông buộc phải rời bỏ quê nhà đến một nơi khác để sinh sống, và ông vẫn luôn dõi theo từng bước đổi thay của làng Chợ Dầu.

Nỗi nhớ về làng quê trong ông cứ chồng chất qua từng ngày, ông cứ nhớ và cứ kể về mảnh đất ấy với niềm say sưa bất tận.

Có lẽ sự dằn vặt, trăn trở trong những ngày tháng tản cư của ông Hai khiến người đọc phải thổn thức. Ông đã phải đấu tranh tư tưởng để có thể rời xa làng, rời xa nơi sinh ra và lớn lên.

Nhưng có lẽ diễn biến tâm trạng của ông được diễn tả chân thực và sâu sắc qua đoạn nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. Ông không tin, không cho rằng đó là sai sự thật, vì làng chợ Dầu của ông vẫn luôn kiên cường đối với khánh chiến.

Ông Hai đau đớn khi biết tin làng mình theo Tây, bỏ cách mạng, bỏ những năm tháng sống gắn bó với nhau. Những ngày này, ông “nằm vật ra, đau đớn, sợ người ta để ý, bàn tán về việc làng chợ Dầu theo giặc”. Nỗi niềm này của ông Hai được Kim Lân diễn tả rất thành công, chân thực và rõ nét nhất.

Sự căm phẫn, đau đớn ấy đã được đẩy lên cao“Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Có lẽ đây là lần đầu tiên ông không kiềm chế được cảm xúc mà nói ra những lời nặng nề nhưng đầy đau đớn như vậy.

Có những những ngày tháng này là những ngày tháng tối tăm nhất trong cuộc đời của ông Hai. Mặc dù yêu làng, yêu quê hương nhưng khi nghe tin quê hương bán nước ông lại vừa đau đớn, vừa căm phẫn đến cực độ.

Đến khi nhận được tin báo làng chợ Dầu vẫn kiên cường chống địch thì ông bỗng nhiên vui tươi và phấn khởi. Sự thay đổi tâm lý, tình cảm đột ngột như vậy đã chứng tỏ được tình yêu nước của ông mãnh liệt như thế nào. Ông lại bắt đầu khoe làng chợ Dầu đã phải tự đốt làng mình như thế nào. Hơn hết chi tiết ông khoe “Chúng nó đốt nhà tôi rồi chú ạ” đã diễn tả được tâm sự của ông trong thời gian qua. Ông chỉ mong ông trong sạch và làng mình trong sạch, như thế là đã đủ rồi.

Ông vui mừng vì dân làng chợ Dầu dù có bị đốt làng nhưng vẫn kiên quyết giữ làng, không hề bán nước.

Như vậy, bằng ngòi bút chân thực, giản dị Kim Lân đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh người nông dân tiêu biểu cho tình yêu làng, yêu nước như ông Hai. Qua đó khẳng định được tình yêu luôn chiến thắng tất cả. Dù chiến tranh ác liệt thì chỉ cần có tình yêu và kiên trì nhất định sẽ giành thành công.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trúc Giang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (8 tháng 8 2021 lúc 20:27) 0 lượt thích