Đề bài : Phân tích bài thơ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề bài : Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Bài làm

Với cảm hứng hào hùng, đậm chất anh hùng ca, bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu đã để lại trong long người đọc nhiều dư âm. Hình tượng người tù hiên ngang, bất khuất, đầy chí khí giữa ngục tù tăm tối được tạc lên thật sinh động, đáng ngưỡng mộ.

Hình ảnh của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu hiện lên thật hiên ngang, đầy khí phách, không hề run sợ trước ngục tù nhiều bất công, ngang trái. Bài thơ được lấy nhan đề “Vào nhà ngục quảng đông cảm tác” bắt nguồn từ chính hoàn cảnh của người chí sĩ. Đây cũng là dòng cảm xúc chủ đạo làm nên tình thần tráng ca bất diệt của bài thơ.

Hai câu thơ đầu cất lên như chính tiếng long của người chí sĩ, ông xem việc ngồi tù rât bình thường:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đấng nam nhi sinh ra trên đời này phải làm việc lớn, phải gánh vác trọng trách của đất nước, vì nhân dân mà phấn đấu và cố gắng hết mình. Phan Bội Châu xem việc ở tù như việc đi mỏi chân thì ngồi nghỉ. Tâm thế rất điềm tĩnh, không hề nao núng và lo sợ. Đây chính là nhân cách và phẩm giá của một anh hùng trong thiên hạ.Người chí sỹ vẫn tự nhận thấy mình vẫn « hào kiệt » và « phong lưu », vẫn có thẻ dời non lấp biển, có thể đi khắp năm châu nên chỉ một phút sa cơ như thế này sẽ không bao giờ làm giảm chí lớn. Ở tù không phải là việc gì đó lớn lao, không cần phải bận tâm quá nhiều, coi như sa cơ lỡ bước một lúc, coi như đây là thời gian đẻ nghỉ ngơi, để có thể bàn mưu tính nghiệp lớn sau này. Hai câu thơ hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau làm nổi bật hình ảnh người chí sỹ yêu nước có tâm thế vững vàng.

Hai câu tiếp theo, Phan Bội Châu nhìn lại cuộc đời mình ở hiện tại và ở quá khứ với một tư thế bình tĩnh :

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

Mặc dù ở tù nhưng người chí sĩ vẫn luôn hướng về đất nước đang chịu cảnh nô lệ, lầm than. Ông ngẫm cảnh đời mình phiêu bạt năm châu bốn biển và ngẫm cảnh đất nước chìm trong máu và nước mắt. Giữa đất trời rộng lớn, chẳng có một nói nào gọi là nhà, chẳng có một nơi nào mà người chí sỹ có thể nghỉ một giây, một lát. Sự cô đơn, lạc lõng trong con đường cứu nước cứu dân. Bế tắc rơi vào bế tắc khi thân mang trọng tội. Hai từ « đã » và « lại » được đặt ở đầu câu đã như nhấn mạnh và cứa sâu hơn nữa nỗi lòng của người chí sĩ. Đã nước mất nhà tan lại còn mang tội trong người. Sự xót xa, niềm nhớ thương về đất nước cứ cuộn cuộn chảy trong trái tim của người anh hùng.

Tiếp nối giọng điều trầm lắng, da diết ở hai câu thơ trên, mạch cảm xúc bỗng nhiên chuyển đỏi đột ngột ở hai câu tiếp theo :

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Hai câu thơ cất lên từ chính trái tim của Phan Bội Châu chính là lý tưởng, là lẽ sống, là con đường mà ông đã lựa chọn để cứu dân cứu nước. Tác giả dùng từ « bủa tay » khẳng định chắc nịch và mạnh mẽ lý tưởng ấy. Ông muốn ôm lấy dân lấy nước, muốn có thể dùng chút sức lực của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. TRong nhân gian, thế sự đổi thay, kẻ thù đã gây nên bao nỗi đau mát mát và chính cuộc đời Phan Bội Châu cũng phải chứng kiến nhiều đau thương nhưng ông vẫn luôn lạc quan và kiên cường. Đây chính là tinh thần đáng ngưỡng mộ, đáng học hỏi của Phan Bội Châu.

Dẫu mát mát và gian nan còn nhiều nhưng ý chí và quyết tâm của người chí sĩ yêu nước vẫn còn vang vọng cùng non sông, đất nước. Đúc kết ở hai câu thơ cuối chính là hoài bão lớn lao của ông :

Thân này hãy còn, còn sợ nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

Câu thơ như một lời thề sắt son, như một lời tuyên ngôn của một người đang chịu cảnh lao tù tăm tối. Nhưng dường như chốn ngục tù ấy không thể giam cầm nổi một con người, một tấm lòng trung đối với đất nước. Ông khẳng định rằng chỉ còn mình đang sống thì sự nghiệp cứu đất nước sẽ vần còn đó. Ông sẽ dốc hết sức lực của mình để hoàn thành sự nghiệp đó. Những nguy hiểm, gian lao đối với Phan Bội Châu không là vấn đề gì. Tinh thần bất khuất, khảng khái, không sợ hiểm nguy ấy của Phan Bội Châu khiến người đọc cảm phục trước một tấm lòng trung cao thượng.

Bài thơ « Vào nhà ngục quảng đông cảm tác » khiến cho người đọc ngưỡng mộ, khuất phục trước một hình ảnh Phan Bội Châu kiên cường bất khuất. Đất nước chúng ta có được hòa bình như hôm nay chính là nhờ công sức của những người như Phan Bội Châu.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Trúc Giang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (8 tháng 8 2021 lúc 20:25) 0 lượt thích