Nội dung lý thuyết
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.
- Quê quán: quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng, ông bị giết oan khốc và thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thành Tông rửa oan.
- Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có Bình ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập.
- Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
- “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn.
- Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát.
- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn:
+ Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm.
+ Đá rêu phơi.
+ Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày.
+ Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ: Côn Sơn.
+ Biện pháp tu từ: So sánh.
- Côn Sơn mang một vẻ đẹp bình dị, yên ả và thanh bình.
-> Côn Sơn là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Ở đây, có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trúc xanh màu xanh của lá, che ánh nắng mặt trời, tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị,...
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
- Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn.
- Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
- Đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm tai. Các điệp từ Côn Sơn, ta đã góp phần tạo nên giọng điệu đó.
1. Nghệ thuật
- Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”.
- Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ (ta, Côn Sơn, như).
- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.
- Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn.
2. Nội dung
Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.