Buổi chiều ra đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Nội dung lý thuyết

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Trần Nhân Tông (1258 - 1308), tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông.

- Ông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang.

- Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

- Trần Nhân Tông là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông được về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).

b. Bố cục 

- Phần 1: (Hai câu đầu): Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà.

- Phần 2: (Hai câu còn lại): Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà.

@388700@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu thơ đầu

- Thời gian: buổi chiều tà, sắp về tối.

- Không gian: trước xóm sau thôn - khung cảnh làng quê Việt Nam.

- Cảnh vật: “bán vô bán hữu” - phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo.

-> Bức tranh thiên nhiên độc đáo, mơ hồ như một bức tranh.

@388779@@388926@

2. Hai câu còn lại

- Cảnh vật hiện lên nơi làng quê trong buổi chiều tà mờ ảo:

+ Đàn trâu trở về.

+ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

-> Cảnh vật bình dị, gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam.

- Âm thanh: sáo vẳng - tiếng sao văng vẳng đâu đó nơi chốn làng quê.

-> Bức tranh làng quê thanh bình, yên ả và nên thơ.

-> Giữa khung cảnh làng quê ấy, tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.

@389602@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo.

- Nhịp thơ êm ái hài hòa.

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

2. Nội dung

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

@389181@