Câu đặc biệt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Thế nào là câu đặc biệt?

1. Ví dụ

Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

❓ Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng.

A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B - Đó là một câu rút ngọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Trả lời:

Đáp án đúng là đáp án C.

2. Ghi nhớ

Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

@992834@ @992889@

II. Tác dụng của câu đặc biệt

1. Ví dụ

Đánh dấu X vào ô thích hợp.

Tác dụng

Câu đặc biệt

Bộc lộc cảm xúcLiệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượngXác định thời gian, nơi chốnGọi đáp

Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi 

(Nguyên Hồng)

  X 

Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

(Nam Cao)

 X  

"Trời ơi!", cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

(Khánh Hoài)

X   

An gào lên:

Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

Chị An ơi!

Sơn đã nhìn thấy chị.

(Nguyễn Đình Thi)

   X

2. Ghi nhớ

Câu đặc biệt thường dùng để:

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

- Bộc lộ cảm xúc;

- Gọi đáp.

@992965@@993057@