Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ

VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

 

 I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:

 II.Cách làm bài văn nghị luận về  một vấn đề tư tưởng, đạo lí:

* Đề : Suy nghĩ về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”

1.Tìm hiểu đề và tìm ý:

2.Lập dàn bài:

a.MB: Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ và nội dung đạo lí: Đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.

b.TB:

- Giải thích nội dung câu tục ngữ

+ Nước ở đây là gì? Cụ thể hóa các  ý nghĩa của nước?                                                                                                

+ Uống nước có ý nghĩa gì?

+ Nguồn ở đây là gì? Cụ thể hóa nội dung của nguồn?

+ Nhớ nguồn ở đây là như thế nào? Cụ thể háo những nội dung của nhớ nguồn.

- Nhận định, đánh giá về câu tục ngữ (bình luận).

+ Câu tục ngữ nêu đạo lý làm người.

+ Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Câu tục ngữ là nền tảng của sự duy trì và phát triển của xã hội.

+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.

+ Câu tục ngữ là lời khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, đân tộc.

c. KB: khẳng định vai trò của câu tục ngữ ( thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt Nam).

3.Viết bài:

 *. Mở bài: Có nhiều cách

- Đi từ chung đến riêng

- Đi từ thực tế đến đạo lí

*. Thân bài: Triển khai theo dàn ý đã lập

*. Kết bài: Có nhiều cách

- Đi từ nhận thức tới hành động

- Kết bài có tính tổng kết

4. Đọc và sửa chữa:                 

*.Ghi nhớ:  SGK                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

III. Luyện tập:

* Đề: Lập dàn bài cho đề sau: “ Tinh thần tự học”.  

a. MB: Giới thiệu mệnh đề và nêu ý nghĩa của tinh thần tự học.

b. TB:

* Giải thích:    

- Học là gì?

   Là quá trình thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức:

+ Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo

+ Tự học

- Tinh thần tự học là gì?         

+  Là có ý thức tự học, ý thức đó trở thành nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập.

+ Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả. 

+ Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống, các điều kiện vật chất cụ thể. 

+ Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè hoặc những người khác.

- Dẫn chứng:

+ Những tấm gương trong sách báo

+ Những tấm gương trong đời sống xung quanh ( trường, lớp, bạn, …)

c. KB:

 - Khẳng định vai trò của tinh thần tự học trong việc phát triển và hình thành nhân cách của mỗi người.

- Liên hệ bản thân.

* Viết đoạn văn hoàn chỉnh đề bài trên.

Khách