Bài toán dân số

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ 

Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995.

2. Bố cục 

- Phần 1: (Từ đầu đến “sáng mắt ra”): Bài toán dân số đã được đặt ra ở thời cổ đại.

- Phần 2: (Từ “Đó là câu chuyện cổ” đến “sang ô thứ 31 của bàn cờ”): Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.

- Phần 3: (Từ “đừng để cho mỗi con người” đến hết): Kêu gọi mọi người quan tâm đến việc chống sự bùng nổ gia tăng dân số.

3. Thể loại

Văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề "dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại".

@212029@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình

- Dân số: Số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, một châu lục hay toàn cầu.

- Kế hoạch hóa gia đình: Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 đến 2 con.

-> Hiện nay, vấn đề này đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới.

- Bài toán dân số và kế hoạch hóa gia đình dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. Tuy nhiên do không tin nên hiện tại thì "sáng mắt ra". 

-> Cách đặt vấn đề lập luận tương phản, bất ngờ, lôi cuốn sự chú ý của người đọc.

2. Tốc độ gia tăng dân số thế giới

- Nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận: mỗi ô của bàn cơ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng chừng là ít, nhưng nếu sai đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

- Sự so sánh gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người, thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

- Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn 2 nhiều), vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.

3. Kêu gọi mọi người quan tâm đến việc chống sự bùng nổ gia tăng dân số

- Nếu con người sinh ra trên Trái Đất theo cấp số nhân của bài toán cổ thì đến một lúc nào đó sẽ không còn có đất để mà sống.

- Muốn có đất để sống, phải có kế hoạch sinh đẻ để hạn chế việc gia tăng dân số trên toàn cầu.

- Tác giả đã kêu gọi con người cần quan tâm, hạn chế bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của loài người.

@212081@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Phương pháp thuyết minh, sử dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, số liệu, phân tích.

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

2. Nội dung

Đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.

@212176@