Bài toán dân số

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. Đọc - Chú thích

1. Đọc:

2. Chú thích

a. Tác giả: Thỏi An

b. Xuất xứ: Trích từ báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật,số 28.

II.Đọc-Tìm hiểu văn bản

1. Tìm hiểu khái quát

- Kiểu VB: nhật dụng.

Vì văn bản này đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại, đó là vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó.

- PTBĐ: Lập luận kết hợp với TS, TM, BC 

 Vì mục đích của bài này là bàn về vấn đề dân số, nhưng trong khi bàn luận, tác giả kết hợp kể, thuyết minh bằng tư liệu thống kê, so sánh, kèm theo thái độ đánh giá.

 - Bố cục: 3 phần

+ Phần 1(MB): Từ đầu->sáng mắt ra: Nêu vấn đề : Bài toán dân số đó được đặt ra từ thời cổ đại..

+ Phần 2(TB): Tiếp -> thứ 31 của bàn cờ: CM tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng

+ Phần 3 (KB): Đoạn còn lại: Kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. 

2. Tìm hiểu chi tiết

1. Nêu vấn đề

- Bài toán dân số thực chất là v/ đề dân số và kế hoạch hoá g/đình –V/đề mới được đặt ra gần đây

*Vấn đề dân số và KHHGĐ là sự gia tăng dân số nhanh ảnh hưởng đến tiến bộ của XH, và là nguyên nhân của đói nghèo lạc hậu. Vì vậy phải có biện pháp thực hiện KHHGĐ để hạn chế sự gia tăng dân số.

- Điều làm cho tác giả sáng mắt ra là một vấn đề hiện đại mới đặt ra gần đây thế mà nghe xong bài toán cổ, tác giả bỗng thấy đóng là vấn đề ấy dường như đó được đặt ra từ thời cổ đại.

* Cách nêu vấn đề: nhẹ nhàng, giản dị, thân mật

T/dụng: Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lụi cuốn sự chú ý của người đọc.

2. Chứng minh tốc độ gia tăng dân số

*ý 1. Vấn đề dân số được nhỡn nhận từ một bài toán cổ: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ là một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thúc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

*ý 2. So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là 2 người , đến năm 1995 là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 33 của bàn cờ.

 *ý 3. Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người:  phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn 2 rất nhiều), vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1-2 con là rất khó thực hiện.

- Nêu lên bài toán cổ

- Một bàn cờ có 64 ô, đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất , các ô sau cứ thế nhân đôi. Tổng số thóc có thể phủ kín khắp bề mặt trái đất.

-> Số thóc là con số quá lớn

- Câu chuyện vừa gây tò mò, hấp dẫn người đọc vừa mang lại một kết luận bất ngờ: tưởng số thóc ấy ít hoá ra “có thể phủ kín bề mặt trỏi đất”.

- Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số: Hai sự việc đều tăng theo cấp số nhân công bội là 2.

=> Giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng

- Đưa ra số liệu cụ thể về tốc độ gia tăng 

- Số liệu về dân số toàn thế giới phát triển theo cấp số nhân: từ 2 người ban đầu, đến năm 1995 là 5,63 tỉ người, đạt đến ô số 30 với điều kiện là mỗi gia đình chỉ có 2 con.

->Mức độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng,

->T/dụng: giúp mọi người thấy rõ gây được lòng tin, dễ hiểu, dễ thuyết phục.

- Đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ và tỉ lệ tăng hàng năm

- Tỉ lệ sinh con của phụ nữ:

- Mục đích:

+ Để thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con

->Chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1-2 con là rất khó khăn.

=> Cảnh báo nguy cơ gia tăng dân số

+ Các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.

- Phần lớn các nước được kể tên là những nước kém và chậm phát triển nhưng dân số lại gia tăng rất nhanh

- Phần lớn các nước được kể tên là những nước kém và chậm phát triển nhưng dân số lại gia tăng rất nhanh.

=>Sự gia tăng dân số và sự phát triển đời sống xó hội có mối quan hệ mật thiết. Sự bùng nổ dân số tỉ lệ thuận với với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hoá giáo dục không được nâng cao. Mất cân đối về xã hội tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá. Khi kinh tế, văn hoá, giáo dục kém phát triển thì không thể khống chế được sự bùng nổ gia tăng dân số.

=>Hậu quả: Kinh tế, văn hóa, giáo dục sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển

- Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của sự gia tăng dân số.

- Cho thấy cái gốc của vấn đề hạn chế dân số là sinh đẻ có kế hoạch.

->Cách lập luận : Sử dụng lí lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ kết hợp so sánh, liệt kê

=> Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến tương lai dân tộc và nhân loại.

3. Lời kêu gọi : cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.

III. Ghi nhớ

1. Nghệ thuật

- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích

- Lập luận chặt chẽ

- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.

2. Nội dung

- Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu.

- Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại. 

Khách