Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
6 gp

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

1. Khái niệm và phân loại môi trường:

 a. Khái niệm:

    Môi trường sống cuả sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.

b. Phân loại:

- Môi trường nước

- Môi trường đất

- Môi trường sinh vật

2. Các nhân tố sinh thái:

a. Nhân tố sinh thái vô sinh: (nhân tố vật lí và hóa học) khí hậu, thổ nhưỡng, nước và địa hình,

b. Nhân tố hữu sinh: vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người.

c. Nhân tố sinh thái: là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.

 

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI

1. Giới hạn sinh thái:

- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất

- Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

 2. Ổ sinh thái:

- Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và  phát triển không hạn định của cá thể của loài.

 - Ổ sinh thái gồm: ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung.

 - Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu hiệu về hình thái của chúng.

 - Nơi ở: là nơi cư trú của một loài.

III. Sự thích nghi của sinh vật với môt trường sống

1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng

Do yếu tố ánh sáng tác động, sinh vật đã thích nghi, hình thành các nhóm:

- Sinh vật chịu ánh sáng mạnh

- Sinh vật chịu ánh sáng yếu

- Sinh vật trung gian

Mỗi dạng thích nghi có hình dạng, cấu trúc phù hợp

 2. Thích nghi với nhiệt độ

- Tùy loài mà có biến đổi hình thái, cấu tạo sinh lí…để điều hòa được thân nhiệt

- Sinh vật điều hòa tản nhiệt bằng nhiều cách: thây đổi hình thái, cấu tạo sinh lí để giữ nhiệt, chống mất, chống tăng nhiệt cơ thể hoặc kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng để đảm bảo tổng tích ôn.

 

___

 

Câu 1. Hoàn thành bảng 35.1: ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái, vật lí và hoá học đến sinh vật

Câu 2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn sinh thái của sinh vật.

Câu 3. Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.

Câu 4. Hoàn thành bảng 35.2: Tác động của ánh sáng tới thực vật

Câu 5. Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi … nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho qui tắc về kích thước cơ thể và qui tắc về kích thước các bộ phận tai, chi, đuôi… của cơ thể.

__

 

Câu 1: Giới hạn sinh thái là

A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với mỗi nhân tố sinh thái.

B. giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật.

C. giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài.

D. giới hạn khả năng sinh sản của thực vật.                                     

Câu 2: Khoảng chống chịu là

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật không thể tồn tại và phát triển.

D. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

Câu 3: Cá rô phi ở Việt Nam có thể sống được khoảng nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC, khoảng nhiệt độ này được gọi là

A. giới hạn trên.                                                   B. giới hạn dưới.

C. khoảng thuận lợi.                                             D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.         

Câu 4: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi ( khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. có sức sống giảm dần.                                     B. phát triển thuận lợi nhất.

C. có sức sống trung bình.                                   D. chết hàng loạt.

Câu 5: Sự phân hoá các ổ sinh thái giúp các loài giảm bớt sự

A. cạnh tranh.                B. hợp tác.                     C. đối địch.                    D. cộng sinh.

Câu 6: Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, loài làm tổ trên cao, loài làm tổ dưới thấp, loài kiếm ăn ban đêm, loài kiếm ăn ban ngày. Đây là ví dụ về

A. mối quan hệ hợp tác giữa các loài.

B. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.

C. sự phân hoá ổ sinh thái trong cùng một nơi ở.

D. sự phân hoá nơi ở của cùng một ổ sinh thái.       

Câu 7: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa sáng.                     C. chịu bóng.                 D. ưa bóng.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

A. Lá có phiến dày, mô dậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.

B. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô dậu, lá nằm ngang.

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.

D. Lá cây xếp nằm nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với cây ưa bóng?

A. Phiến lá rộng, lá nằm ngang so với mặt đất.

B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.

C. Phiến lá hẹp, lá xếp nghiêng so với mặt đất.

D. Lá xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 10: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

A. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.                  B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.

C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.               D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt.

Câu 11: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Lưỡng cư.                 B. Bò sát.                       C. Thú.                           D. Cá xương.

__

Câu 1. Một số đặc điểm thích nghi với môi trường chiếu sáng khác nhau của cây ưa sáng và cây ưa bóng

Câu 2. Giải thích qui tắc kích thước cơ thể (K. Becman) và qui tắc diện tích bề mặt cơ thể (D.Anlen)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp; đồng thời các động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi … nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho qui tắc về kích thước cơ thể và qui tắc về kích thước các bộ phận tai, chi, đuôi… của cơ thể.

 

 

 

 

 

Khách