Hãy nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải và những biện pháp để khắc phục khó khăn đó theo gợi ý sau:
Hãy nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải và những biện pháp để khắc phục khó khăn đó theo gợi ý sau:
Em hãy tìm hiểu về một tấm gương học sinh vượt khó và chia sẻ với các bạn theo gợi ý:
- Giới thiệu về bạn đó và những khó khăn mà bạn đã gặp.
- Bạn đã làm gì để vượt qua khó khăn?
- Em học được điều gì từ tấm gương đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- HS tìm hiểu các tấm gương về học sinh vượt khó trên các phương tiện thông tin đại chúng và chia sẻ cho các bạn cùng nghe.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra khi gặp khó khăn nếu:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Khó khăn không được giải quyết. Cuộc sống trì trệ, người gặp khó khăn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản hơn.
b. Khó khănđược giải quyết, người gặp khó khăn có cơ hội khám phá giá trị, sức mạnh tiềm ẩn của bản thân.
c. Khó khăn không được giải quyết. Bản thân không có cơ hội phát triển, ngoài ra điều này làm cho những người xung quanh thất vọng.
d. Khó khăn không được giải quyết. Khó khăn là của chính mình, chỉ khi bản thân mình biết nỗ lực, biết cố gắng thì khó khăn mới được giải quyết. Người khác không có nhiệm vụ phải giúp đỡ mình.
e. Khó khăn không được giải quyết. Chỉ khi chúng ta hành động, bắt tay vào thực hiện các công việc để giải quyết khó khăn, lúc đó khó khăn mới biến mất.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Em hãy tư vấn cho các bạn dưới đây những việc cần làm để vượt qua khó khăn
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Đầu tiên, lập kế hoạch luyện chữ hằng ngày, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho việc luyện chữ (vở luyện chữ, bút,...). Sau đó, thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
b. Xác định nguyên nhân bản thân chưa học tốt môn Toán để tìm ra phương án giải quyết. Tiếp theo, lập ra kế hoạch học Toán hằng ngày với sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, người thân. Cuối cùng, thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
c. Điều chỉnh thời gian sinh hoạt hằng ngày, đặt ra kế hoạch đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Kiên trì thực hiện theo kế hoạch đó (có thể nhờ sự đồng hành của bố mẹ, những người trong gia đình).
d. Thông báo sự việc với những người đáng tin cậy để tìm cách giải quyết.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Em hãy vận dụng các bước dưới đây để giúp bạn vượt qua khó khăn trong những tình huống ở Hoạt động 1 phần Khám phá.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tình huống
Bước 1: Xác định khó khăn cần giải quyết.
Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn.
Bước 3: Liệt kê các phương án vượt qua khó khăn và những người có thể hỗ trợ.
Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu và kiên trì thực hiện theo phương án đã chọn.
1
Nhớ lại công thức toán học mà cô đã dạy
Kiến thức đã được học từ kì trước, bản thân không ôn lại kiến thức đó.
- Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo để nhắc lại công thức toán học
- Không làm bài tập đó.
- Chép bài bạn bên cạnh
- Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo để nhắc lại công thức toán học, sau đó tiến hành giải quyết bài tập.
- Về nhà, tự củng cố, rèn luyện kiến thức mà ngày hôm nay đã quên.
2
Phát biểu được những điều mình muốn nói
Sự tự ti trước đám đông
- Không bao giờ giơ tay phát biểu
- Viết câu trả lời vào giấy, sau đó đứng dậy đọc
- Rèn luyện sự tự tin của bản thân cùng với bạn bè/ thầy cô/những người xung quanh, dám thử thách mình đứng trước đám đông nhiều hơn
- Tự rèn luyện khả năng giao tiếp của mình trước đám đông bằng cách thường xuyên tập luyện (tự nói trước gương, phát biểu trong nhóm, ...)
3
Những lời nói không đúng của bạn bè về mình
- Bạn bè không biết rõ câu chuyện của mình
- Không quan tâm đến những lời nói ấy nữa
- Kể lại những lời nói không đúng mà bạn bè đã từng nói cho thầy cô giáo nghe.
- Tìm nhóm bạn đó và nói chuyện để tìm hiểu lý do bạn hiểu sai về mình, từ đó đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn hai bên (có thể nhờ sự hỗ trợ của thầy, cô giáo; người thân)
Gặp mặt nhóm bạn đó, hỏi lí do tại sao có những lời không đúng về mình. Từ đó, xác định lý do đó đến từ chính bản thân mình hay từ người khác. Nếu chính cách cư xử của mình làm người khác hiểu nhầm thì bản thân tự giác khắc phục. Nếu đến từ người khác, nhờ đến sự hỗ trợ của những người uy tín.
4
Vấn đề sức khỏe cần được cải thiện
Tùy vào hoàn cảnh, nguyên nhân có thể đến từ bản thân hoặc do các vấn đề khách quan khác gây ra
- Lợi dụng việc ốm để nghỉ học, sau đó xin cô làm bài kiểm tra bù
- Suy nghĩ tích cực, uống thuốc đầy đủ, nâng cao đề kháng để quay trở lại trường, quay lại việc học, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho bài kiểm tra sắp tới
- Trước mắt, nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân (tránh xa khỏi nguồn lây bệnh, ăn uống điều độ, uống thuốc đúng liều,...), sau đó quay lại trường học để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.
- Về lâu dài, xem xét lại nguyên nhân gây ra ốm. Nếu xuất phát từ chính bản thân, cần có các biện pháp để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng ốm xảy ra.
5
Các công việc nhà trong gia đình
- Bố mẹ đi làm xa
- Ông bà đang bị ốm
- Mặc kệ các việc nhà trong gia đình.
- Liên lạc với bố mẹ để cùng bố mẹ đưa ra phương án giải quyết.
Trước mắt, bản thân tự giác, chủ động hoàn thiện các công việc nhà. Sau đó, liên hệ với bố mẹ để cùng nhau đề xuất phương án giải quyết hợp lý.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Không đồng tình vì mỗi người khác nhau, không phân biệt tuổi tác, đều có những cách thức để đối diện với khó khăn khác nhau. Họ nhìn nhận vấn đề theo độ tuổi của họ, từ đó họ có thể tự đề xuất cho bản thân cách vượt qua khó khăn.
b. Đồng tình vì người đáng tin cậy sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mình, họ động viên mình để mình cố gắng vượt qua khó khăn.
c. Không đồng tình vì khó khăn không chỉ đến từ vật chất, khó khăn có thể đến từ tinh thần. Dù giàu hay nghèo đều có khả năng gặp các vấn đề khó khăn từ tinh thần vì vậy không chỉ người nghèo mới cần vượt khó, người giàu cũng vậy, miễn là họ đều gặp phải khó khăn.
d. Không đồng tình vì tinh thần vượt khó là do bản thân của từng người rèn luyện, trau dồi hằng ngày mà có.
e. Đồng tình vì chúng ta đã chinh phục được khó khăn, thu được quả ngọt sau một quá trình vất vả, bền bỉ cố gắng.
g. Không đồng tình vì những thành quả ta thu được sau quá trình cố gắng vượt khó sẽ làm động lực cho chúng ta cố gắng hơn nữa, điều đó cũng khiến cho cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ chịu hơn.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy chỉ ra khó khăn của các bạn trong bức tranh trên.
- Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tranh
Khó khăn gặp phải
1
Bạn học sinh quên công thức toán đã được cô giáo dạy từ kì trước. Điều đó khiến cậu không làm được bài tập.
2
Bạn học sinh thường quên những gì mình định nói khi đứng lên phát biểu.
3
Bạn học sinh phải chịu những lời bàn tán không hay đến từ các bạn học của mình.
4
Bạn học sinh đang gặp vấn đề về sức khỏe trong khi tuần sau có bài kiểm tra cuối kì.
5
Bạn học sinh đang phải gánh vác công việc nhà trong gia đình vì bố mẹ đi làm xa, ông bà thì đang ốm.
Hãy chia sẻ về một khó khăn trong học tập, cuộc sống của em và cách em vượt qua những khó khăn đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- HS chia sẻ một số khó khăn đã gặp trong học tập, cuộc sống của bản thân: tự ti, học kém một số môn, gặp vấn đề về sức khỏe,...
- HS thảo luận, trao đổi cách bản thân đã vượt qua khó khăn đó: suy nghĩ tích cực hơn, nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh,...
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chăm ngoan, học giỏi
Bạn Hoàng Thu Huế, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Hợp Thành (thành phố Lào Cai) có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Bố mất sớm, mẹ bỏ đi từ khi bạn còn rất nhỏ. Huế lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại.
Điều kiện gia đình rất khó khăn, ông bà thì yếu, đau ốm luôn nên cuộc sống càng thêm cực nhọc. Khi được hỏi khó khăn thế bạn có nghĩ đến chuyện phải nghỉ học không, Huế nói:
- Càng khó khăn, em càng phải học thật giỏi để mong sau này thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Nhà xa nên hàng ngày, cứ 5 giờ sáng là Huế đã thức dậy để đi bộ đến trường. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng Huế luôn cố gắng tự rèn luyện, trong lớp chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài. Về nhà, sau khi giúp đỡ ông bà làm các việc nhà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn ăn, bạn luôn cần mẫn tự học.
Thương ông bà và không để phụ lòng thầy, cô giáo và những người từng giúp đỡ mình, Huế càng quyết tâm học. Không chỉ học giỏi, bạn còn hát rất hay, là hạt nhân trong đội văn nghệ của nhà trường, lớp phó phụ trách văn thể. Nhờ những cố gắng của mình, trong 4 năm liên tục, Huế luôn đạt danh hiệu “Học sinh Giỏi”.
(Theo Truyện đọc Đạo đức 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)
Câu hỏi:
- Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn?
- Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của Huế.
- Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bạn Huế đã vượt qua khó khăn bằng cách:
+ Đón nhận khó khăn và suy nghĩ tích cực về những khó khăn đó: Càng khó khăn, em càng phải học thật giỏi để mong sau này thoát khỏi cảnh nghèo đói.
+ Thức dậy từ 5 giờ sáng để đi bộ đến trường.
+ Tự rèn luyện bản thân: Trong lớp chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài. Về nhà, giúp đỡ ông bà làm các việc nhà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn ăn.
+ Luôn cần mẫn tự học
- Việc biết vượt qua khó khăn đó đem lại cho Huế năng lượng tích cực để sống, biến khó khăn thành động lực để bạn ấy cố gắng vượt qua các khó khăn, vươn lên trong học tập.
- Chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống vì:
+ Làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn, biết biến khó khăn trở thành mục tiêu mà chúng ta cần phải chinh phục.
+ Giúp khám phá những năng lực và giá trị mà bản thân có thể đạt được.
+ Giúp rèn luyện ý chí, nghị lực để đối đầu với những khó khăn, thử thách.
+ ...
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Em hãy đưa ra nhận xét đối với việc làm của các bạn dưới đây:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Phống là một học sinh có tinh thần vượt khó trong học tập. Bạn không quản ngại đường xá xa xôi, sáng sáng dậy sớm đi bộ đến trường để có thể tham gia lớp học đầy đủ.
b. Ngọc là một học sinh không chịu khuất phục trước những việc khó, dám mạnh dạn, tiên phong đương đầu với thử thách khó.
c. Phương là một học sinh chưa có tinh thần vượt khó trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Phương cũng là người chưa yêu lao động và chưa có trách nhiệm trong công việc chung.
d. Hằng không biết nắm bắt cơ hội để khám phá khả năng của bản thân. Ngoài ra, việc từ chối học cách tỉa, tạo dáng cho cây cũng cho thấy rằng Hằng chưa có tinh thần ham học hỏi.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 24
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)