Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU “CHIẾN TRANH LẠNH”

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo những xu thế chính sau:

- Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI).

- Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của từng quốc gia, đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà bình, hợp tác cùng có lợi.

- Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế,…

2. XU THẾ ĐA CỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

a. Khái niệm đa cực

- Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa – chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.

- Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh, như trật tự đa cực; trật tự nhất siêu, nhiều cường; trật tự đa cực, nhiều trung tâm,.. Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,... có vai trò, vị trí quan trọng đối với thế giới.

b. Xu thế đa cực.

- Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… của các nước lớn: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, EU…

Thành phố Mum-Bai

- Mĩ bị suy giảm sức mạng trong tương quan so sánh lực lượng với các cường quốc khác.

- Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị đối với thế giới.