Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ TỒN TẠI TRẬT TỰ THẾ GIỚI HAI CỰC IANTA

a. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Ianta

- Đầu năm 1945, CTTG II sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng đặt ra với các nước Đồng minh: đánh bại phát xít, tổ chức lại thế giới, phân chia thành quả chiến thắng…

→ Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham gia của Liên Xô, Mĩ, Anh.

Các nguyên thủ quốc gia của LX - M - A

* Những thỏa thuận của ba cường quốc

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Âu, Đông Đức, Đông Berlin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Berlin.

+ Ở châu Á:

* Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Sakhalin, 4 đảo thuộc quần đảo Kurils, hải cảng Lữ Thuận...

* Mĩ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á.

- Riêng việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương, theo thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam, được giao cho quân Anh thực hiện ở phía Nam và quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 16.

* Ảnh hưởng  

- Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: “Trật tự hai cực Ianta”.

- Là cơ sở phân chia thế giới làm hai phe (TBCN và XHCN) do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

b. Sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực Ianta

Giai đoạn từ 1945 – đầu những năm 70 của TK XX: đối đầu gay gắt giữa hai hệ thống TBCN và XHCN do Mĩ và LX đứng đầu.

- Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, Xô – Mĩ chuyển sang thế đối đầu và tình trạng Chiến tranh lạnh.

* Nguyên nhân: do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc

- Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mĩ lo ngại trước thắng lợi của cách mạng ở Đông Âu và Trung Quốc; chống Liên Xô và phe XHCN, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.

* Diễn biến

-  Mĩ là nước tư bản mạnh nhất, độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

+ 3/1947, Tổng thống Truman đọc thông điệp trước Quốc hội, khẳng định Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ, đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô. Học thuyết Truman khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và tình trạng Chiến tranh lạnh

+ 6/1947, “Kế hoạch Mác-san” nhằm phục hưng châu Âu, tạo nên sự đối lập về kinh tế - chính trị giữa Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

+ 4/1949, NATO thành lập, là liên minh quân sự lớn nhất do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (Tháng 5/1955, Tây Đức gia nhập NATO).

- Liên Xô và Đông Âu:

+ 1/1949, lập Hội đồng tương trợ kinh tế, tổ chức liên minh kinh tế - chính trị của các nước XHCN

- 5/1955, lập Tổ chức Vác-sa-va, liên minh chính trị – quân sự phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

→ Sự ra đời của NATO và Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

Giai đoạn từ đầu những năm 70 của TK XX đến năm 1991: Trật tự hai cực Ianta xói mòn và đi đến sụp đổ.

* Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông - Tây

- Đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô – Mĩ.

1972, Xô – Mĩ ký Hiệp ước ABM, SALT-1 về hạn chế vũ khí chiến lược

- 1972, Xô – Mĩ ký Hiệp ước ABM, SALT-1 về hạn chế vũ khí chiến lược

- 1985, Xô – Mĩ kí nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, KHKT, trọng tâm là hạn chế vũ khí hạt nhân.

- 12/1989, tại Malta, Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

- Sự tan rã của Liên Xô năm 1991 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

II. NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỤP ĐỔ TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA

1. Nguyên nhân

- Chạy đua vũ trang khiến cả Liên Xô và Mĩ bị tốn kém làm suy giảm thế mạnh kinh tế, buộc hai bên phải tự điều chỉnh, từng bước hạn chế căng thẳng.

- Sự vươn lên của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập.

- Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và các nước Tây Âu.

- Xu thế hoà hoãn, toàn cầu hoá và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

- Sự khủng hoảng, suy yếu rồi tan rã của Liên Xô - quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

2. Tác động

- Đưa tới xu thế phát triển mới trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực.

- Mở ra chiều hướng và điều kiện thuận lợi để giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,...

- Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.

- Ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc, bản sắc cộng đồng, tôn giáo,... ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Âu.