Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Ngành chế biến thực phẩm là ngành nghiên cứu về cách chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản:
+ Kiểm tra và đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến.
+ Nghiên cứu cách chế biến sản phẩm từ thực phẩm.
+ Vận hành dây chuyền chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn;...
- Việc làm trong ngành chế biến thực phẩm rất đa dạng.
- Thợ chế biến thực phẩm là người làm nhiệm vụ có liên quan đến việc xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để:
+ Cho con người và động vật tiêu thụ;
+ Kiểm tra và đánh giá chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến một cách định kì.
+ Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu thực phẩm cho quá trình chế biến.
+ Chế biến thực phẩm thành các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu.
+ Bảo quản thực phẩm chưa sử dụng; phân loại thực phẩm.
- Công việc chính của thợ chế biến thực phẩm có thể kể đến như giết mổ động vật; chuẩn bị, chế biến thịt, cá,...
- Với đặc trưng nghề nghiệp, thợ chế biến thực phẩm cần phải có được:
+ Kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm.
+ Kĩ năng chế biến các loại thực phẩm như thịt, cá, thuỷ sản, thực phẩm đông lạnh,...
+ Các yêu cầu cụ thể trong an toàn vệ sinh thực phẩm,...
+ Người thợ chế biến phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình làm việc.
- Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm là người làm nhiệm vụ có liên quan đến thiết lập, vận hành, giám sát máy móc.
- Công việc chính của thợ vận hành là vận hành, giám sát máy móc.
- Đầu bếp trưởng là người làm nhiệm vụ:
+ Thiết kế thực đơn, tạo ra các món ăn.
+ Giám sát việc lập kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu các bữa ăn trong khách sạn,...
- Công việc chính của đầu bếp trưởng là
+ Lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn, ước lượng thực phẩm, chi phí lao động.
+ Đặt hàng cung cấp thực phẩm; giám sát chất lượng món ăn ở mọi giai đoạn chuẩn bị và trình bày.
+ Hướng dẫn đầu bếp và nhân viên khác trong việc chuẩn bị, nấu ăn, trang trí và trình bày của thực phẩm,...
- Yêu cầu cần có của đầu bếp trưởng:
+ Khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn.
+ Có mắt thẩm mĩ tốt, nhạy cảm với mùi vị.
+ Có sự tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo và sáng tạo trong công việc.
- Người chuẩn bị đồ ăn nhanh là những người làm nhiệm vụ chuẩn bị một số ít nguyên liệu, nấu và pha chế các thức ăn, đồ uống đơn giản.
- Họ có thể nhận đơn đặt hàng của khách hàng và phục vụ tại quầy hoặc bàn.
- Công việc chính của người chuẩn bị đồ ăn nhanh là chuẩn bị món ăn, đồ uống đơn giản hoặc chế biến sẵn như bánh mì kẹp, khoai tây chiên,...
+ Sử dụng thiết bị nấu ăn như lò nướng, nồi chiên,...
+ Hâm nóng lại thức ăn đã chuẩn bị trước.
+ Làm sạch khu vực chuẩn bị thực phẩm, khu vực và dụng cụ nấu ăn.
+ Nhận và phục vụ món ăn, đồ uống tại các địa điểm ăn uống chuyên phục vụ nhanh và thức ăn mang theo.
- Phẩm chất cần có của người chuẩn bị đồ ăn nhanh là yêu thích công việc nấu nướng, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc.