Bài 22. Mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số

Nội dung lý thuyết

I. MẠCH LOGIC TỔ HỢP

- Mạch logic tổ hợp là mạch được tạo thành từ các cổng logic cơ bản.

- Trạng thái lối ra của mạch tại một thời điểm bất kì:

+ Phụ thuộc vào tổ hợp các trạng thái logic ở lối vào tại thời điểm hiện tại.

+ Không phụ thuộc vào trạng thái lối ra ở thời điểm trước đó (trạng thái quá khứ).

* Mạch so sánh hai số

- Mạch so sánh thực hiện chức năng so sánh hai số A và B (1 bit):

+ Nếu A = B thì lối ra C = 1.

+ Nếu A \(\ne\) B thì lối ra C = 0.

- Bảng chân lí của mạch so sánh:

ABCKết luận
001A = B
010\(\ne\) B
100\(\ne\) B
111A = B

+ Chân lí với hàng C có giá trị bằng 1, có phương trình logic:

\(C=\overline{A}\overline{B}+AB\)

+ Mạch sử dụng hai cổng NOT, hai cổng AND và một cổng OR.

- Sơ đồ logic của mạch được biểu diễn:

Công nghệ 12, Mạch xử lí tín hiệu số
 Mạch xử lí tín hiệu số

II. MẠCH DÃY

- Mạch dãy có đặc điểm là chứa các phần tử nhớ, trị số của tín hiệu ra phụ thuộc vào:

+ Các tín hiệu đầu vào, ra ở thời điểm đang xét và quá khứ.

- Mạch dãy sử dụng các phần tử nhớ flip - flop (trigơ):

+ Là phần tử có khả năng lật trạng thái đầu ra tuỳ theo sự tác động thích hợp của đầu vào.

+ Có 3 loại flip - flop cơ bản là JK, D và T.

- Flip - flop D là phần tử điện từ hoạt động với hai trạng thái đặt và xoá, thường được biểu diễn tương ứng là giá trị 1 và 0.

- Flip - flop D có hai đầu vào, bao gồm:

+ Đầu vào dữ liệu D.

+ Đầu vào xung nhịp CLK.

+ Hai đầu ra Q và \(\overline{Q}\).

Công nghệ 12, kí hiệu flip - flop D
 Kí hiệu flip - flop D

- Hoạt động của flip-flop D được mô tả trên bảng chân lí và giản đồ thời gian.

Bảng chân lí của flip - flop D
DCLKQ\(\overline{Q}\)Trạng thái
0\(\uparrow\)01Xóa
1\(\uparrow\)10Đạt
Công nghệ 12, Giản đồ thời gian của flip - flop D
Giản đồ thời gian của flip - flop D

- Trong đó, đầu ra Q phụ thuộc vào dữ liệu ở đầu vào D và xung nhịp CLK:

+ Cụ thể Q thay đổi trạng thái theo D khi CLK chuyển từ 0 sang 1.

- Điển hình của mạch dãy là mạch đếm.

- Mạch đếm tín hiệu số có đầu ra phụ thuộc vào trạng thái đầu vào trước đó, hiện tại và xung nhịp.