Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

Bài 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

A.   Nội dung bài học :

1- Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáocủa công dân

 a- Quyền khiếu nại:

     Là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

VD:Kỉ luật oan, không được bố trí việc làm đúng hợp đồng lao động đã kí…

b- Quyền tố cáo:

      Công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết 1 vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cá nhân,tổ chức, cơ quan nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân.

VD: Cưỡng đoạt tài sản công dân, nhận hối lộ, tham ô tài sản nhà nước…

     - Đây là quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật

2. Cách thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của công dân

    - Công dân có thể khiếu nại tố cáo trực tiếp hoặc gián tiếp qua đơn thư.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền KN, Tc:

a. Công dân: thực hiện quyền  khiếu nại tố cáo phải trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định

b. Nhà nước:

- Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định

- Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

- Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

B. Bài tập

Làm bài 1,2/ sgk trang 52

 

 

Khách