Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự phát triển kinh tế

1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp

- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

- Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố.

- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Ngoài ra còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu (điền trang và thái ấp). 

- Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.

@82525@

b. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề khác nhau gồm tráng men, dệt, đóng thuyền.

Thạp và chậu gốm hoa nâu thời Trần
Thạp và chậu gốm hoa nâu thời Trần

- Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, đặc biệt là nghề mộc, xây dựng, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy…

- Nhiều phường nghề thủ công được thành lập, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ được nâng cao.

@82530@

c. Thương nghiệp

- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

- Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, thu hút người buôn bán khắp các nơi.

- Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh qua thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).

Thương cảng Vân Đồn xưa
Thương cảng Vân Đồn xưa

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh

Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc:

- Tầng lớp thống trị: Vua, vương hầu, quý tộc, quan lại, ngày càng có nhiều ruộng đất, nhiều đặc quyền đặc lợi.

- Tầng lớp đại chủ: giàu có, nhiều ruộng đất nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

- Tầng lớp bị trị: thợ thủ công, thương nhân, nông dân tá điền, nông nô, nô tì ngày càng đông hơn.

+ Nông dân: là tầng lớp bị trị đông đảo nhất, nhiều năm mất mùa, đói kém, nông dân phải bán ruộng đất => họ trở thành nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.

Thợ thủ công, thương nhân: ngày một đông hơn do sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

+ Nông nô, nô tì: tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc và bị bóc lột nặng nề. Những nô tì được đưa vào sản xuất trở thành nông nô.

@82529@

II. Sự phát triển văn hóa

1. Đời sống văn hóa

- Tín ngưỡng: các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân như thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công với làng nước.

- Tôn giáo:

+ Đạo Phật phát triển, mặc dù không bằng thời Lý, nhưng chùa chiền mọc lên khắp nơi, và trong nước có nhiều người đi tu.

+ Nho giáo cũng phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị.

Toàn cảnh chùa Phổ Minh
Toàn cảnh chùa Phổ Minh

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa, ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đua thuyền,... rất phổ biến và phát triển.

2. Văn học

- Văn học chữ Hán chứa đựng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc phát triển mạnh.

- Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, với những nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,..

 => Văn học thời kì này phát triển mạnh, chứa đựng nhiều nội dung phong phú và làm rạng rỡ văn hóa Đại Việt.

3. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật

- Giáo dục:

+ Quốc tử giám ngày càng được mở rộng; trường học mở ra ngày càng nhiều, các kì thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên.

+ Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Lịch sử: bộ "Đại Việt sử kí" - bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

@82556@

- Quân sự: tác phẩm "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo.

- Y học: đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc Nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc Nam trong nhân dân.

- Thiên văn học: các nhà thiên văn nổi tiếng như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.

- Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công đã chế tạp được súng thần cơ và đóng thuyền lớn.

Súng thần cơ - một trong những loại vũ khí đáng tự hào của dân tộc Việt do Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra
Súng thần cơ - một trong những loại vũ khí đáng tự hào
của dân tộc Việt do Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra

4.  Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa)...

- Các lăng mộ vua và quý tộc được trang trí với những tượng rồng, hổ, sư tử, trâu, chí và các quan hầu bằng đá được khắc trau chuốt, uy nghiêm.

- Nhìn chung, nghệ thuật chạm, khắc thời Trần vô cùng tinh tế, thể hiện sức sống mạnh mẽ.