Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới 
a. Về chính trị 

- Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội. 
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được bảo đảm. 
- Nền dân chủ ngày càng được phát huy, khối đại đoàn kết ngày càng được củng cố. 
- Công tác xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. 
- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. 
b. Về kinh tế
- Chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước. 
- Sau 10 năm, Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội, từng bước vươn lên. 
- Năm 2020, Việt Nam trở thành nên kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. 
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành nền kinh tế nông nghiệp - dịch vụ. 
c. Về xã hội 
- Chính sách lao động, việc làm của Nhà nước có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp với nền kinh tế. 
- Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. 
d. Về văn hoá
- Xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, cải tiện đời sống văn hoá. 
- Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá dân tộc, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác văn hoá quốc tế. 
- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ. 
e. Về hội nhập quốc tế
- Mở rộng quan hệ hợp tác khu vực, quốc tế.
- Kí kết nhiều hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương. 
- Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết nhiều vấn đề khu vực, quốc tế. 
2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới 
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. 
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân. 
- Kết hợp nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.