Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 - 1995) 
- Chủ trương:  trước tình hình thế giới và trong nước nhiều biến động, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đường lối được bổ sung phát triển qua đại hội VII. 
- Nội dung: 
+ Thực hiện có hiệu quả mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. 
+ Chuyển sang nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân. 
+ Đổi mới chính sách văn hoá - xã hội. 
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao trên cơ sở nguyên tắc hoà bình. 


2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 - 2006)
- Chủ trương: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. 
- Nội dung cơ bản của đường lối: 
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức. 
+ Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 
+ Chú trọng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập. 


3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)
- Chủ trương: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng, thể hiện qua Đại hội lần thứ X (2006), XI (2011), XII (2016), XIII (2021).
- Nội dung cơ bản của đường lối: 
+ Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới.
+ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và chỉnh đốn Đảng. 
+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. 
+ Chuyển từ chủ động hội nhập quốc tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.