Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tự nhiên và dân cư (Tiết 1)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ (TIẾT 1)

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ

Diện tích:  9572,8 triệu km2.
Thủ đô: Bắc Kinh

- Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc.
- Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

 

Miền Đông

Miền Tây

Địa hình

Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ

Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa

Khí hậu

Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa

Ôn đới lục địa → hoang mạc và bán hoang mạc

Sông ngòi

Thượng nguồn các con sông

Hạ nguồn

Đất đai

Chủ yếu là đồng bằng

Vùng núi, hoang mạc

Khoáng sản

Phong phú: than, dầu mỏ, quặng sắt

Đa dạng: dầu mỏ, quặng sắt

Sinh vật

Rừng, tài nguyên biển

Rừng, đồng cỏ tự nhiên

Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới
- Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
- Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.
b. Khó khăn
- Bão lụt ở miền Đông.
- Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
- Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Đông nhất thế giới.
- Đa số là người Hán, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
- Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
- Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con → tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ → tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.

2. Xã hội

- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
- 90% dân số biết chữ.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc