Đây là phiên bản do Lê Trang
đóng góp và sửa đổi vào 12 tháng 10 2023 lúc 14:59. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ESTE
Câu 1: Este nào sau đây có mùi dứa chín?
A. etyl isovalerat. B. etyl butirat. C. benzyl axetat. D. isoamyl axetat.
Câu 2: Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là
A. Metyl axetat. B. Isoamyl axetat. C. Etyl fomiat. D. Amyl propionat.
Câu 3: Etylfomat là chất có mùi thơm không độc được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Phân tử khối của etylfomat là
A. 74. B. 88. C. 60. D. 68.
Câu 4: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
A. Isoamyl axetat. B. Etyl axetat. C. Benzyl axetat. D. Etyl propionat.
Câu 5: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa hồng?
A. Isoamyl axetat. B. Etyl axetat. C. Benzyl axetat. D. Geranyl axetat.
Câu 6: Este nào sau đây có mùi dứa chín?
A. etyl isovalerat. B. Etyl propionat. C. benzyl axetat. D. metyl axetat.
CẤU TẠO – DANH PHÁP
Câu 7: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2nO (n ≥ 3). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2n+2O (n ≥ 3). D. CnH2nO2 (n ≥ 2).
Câu 8: Công thức cấu tạo của metyl propionat là
A. HCOOCH3. B. C2H5COOCH = CH2.
C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 9: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl fomat. B. metyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl axetat.
Câu 10: Etyl axetat có công thức là
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 11: Vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH(CH3)2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH3.
Câu 12: Metyl benzoat có công thức là
A. CH3COOC6H5. B. CH3COOCH2C6H5.
C. C6H5COOCH3. D. C6H5COOCH=CH2.
Câu 13: Vinyl propionat có công thức là
A. CH2=CHCOOC3H7. B. C3H7COOCH=CH2.
C. C2H5COOCH=CH2. D. C2H5COOCH=CHCH3.
Câu 14: Iso propyl benzoat có công thức là
A. C6H5COOCH(CH3)2. B. (CH3)2CHCOOC6H5.
C. C6H5COOCH2CH(CH3)2. D. C3H7COOC6H5.
Câu 15: Phenyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH2C6H5. B. CH3COOC6H4CH3. C. CH3COOC6H5. D. HCOOC6H5.
Câu 16: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COC2H5;
Chất không thuộc loại este là
A. (2). B. (1). C. (4). D. (3).
Câu 17: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat. B. etyl axetat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.
Câu 18: Chất X có công thức cấu tạo CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat.
C. anlyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 19: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. propyl axetat.
Câu 20: Tên gọi của CH3COOCH2C6H5 là
A. benzyl axetat. B. phenyl axetat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 21: Tên gọi của CH2=CHCOOC6H5 là
A. Phenyl propionat. B. Benzyl acrylat. C. Phenyl acrylat. D. phenyl metacrylat.
Câu 22: Tên của hợp chất hữu cơ có công thức CH3COOCH(CH3)2 là
A. Propyl axetat. B. Isopropyl axetat. C. Metyl butirat. D. Etyl fomat.
Câu 23: Tên gọi nào sai?
A. metyl propionat: C2H5COOCH3. B. vinyl axetat: CH2=CH-COOCH3.
C. etyl axetat: CH3COOCH2CH3. D. phenyl fomat: HCOOC6H5.
Câu 24: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Propyl axetat. B. Etyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Phenyl axetat.
Câu 25: Vào mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng mưa lũ dễ phát sinh một số bệnh như ghẻ nở. Người bị bệnh khi đó được khuyên nên bôi vào các vị trí ghẻ nở một loại thuốc thông dụng là DEP. Thuốc DEP có thành phần hoá học quan trọng là điethyl phtalat:
Công thức phân tử của điethyl phtalat là
A. C6H4(COOC2H5)2. B. C6H4(COOCH3)2. C. C6H5(COOCH3)2. D. C6H5(COOC2H3)2.
Câu 26: Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với khí hiđro là 30. Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C5H10O2. D. C2H4O2.
XÁC ĐỊNH SỐ ĐỒNG PHÂN
Câu 27: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 28: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Số este ứng với công thức phân tử C5H10O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 30: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 31: Khi thủy phân este mạch hở, có công thức C4H6O2 thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc. Số este thỏa mãn là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 1
Câu 32: Số hợp chất đơn chức, là đồng phân cấu tạo mạch hở của nhau, có cùng công thức phân tử C4H8O2 đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 6. B. 2. C. 8. D. 4.
Câu 33: X là một este no, đơn chức, mạch hở. Trong phân tử X có ba nguyên tử cacbon. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 34: Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 22. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3
Câu 35: Este X có vòng benzen và có công thức phân tử C8H8O2. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 36: Chất X có công thức phân tử C9H8O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được 2 muối. Có bao nhiêu chất X thỏa mãn?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4
Câu 37: Với công thức phân tử C4H6O4 số đồng phân este đa chức mạch hở là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Câu 38: Phản ứng đặc trưng của este là
A. phản ứng trùng hợp. B. phản ứng xà phòng hóa.
C. phản ứng cộng. D. phản ứng este hóa.
Câu 39: Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 40: Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl propionat. D. vinyl axetat.
Câu 41: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC3H7. D. HCOOC3H5.
Câu 42: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. CH3COOCH3. B. C2H3COOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 43: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom?
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOCH=CH2.
C. CH3CH2COOCH3. D. CH3COOCH2CH=CH2.
Câu 44: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat. C. metyl axetat. D. etyl acrylat.
Câu 45: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 46: Este tham gia phản ứng tráng gương là
A. axit fomic. B. metyl axetat. C. axit axetic. D. etyl fomat.
Câu 47: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH2=CH–COO–CH2–CH3. B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.
C. CH3–COO–CH2–CH=CH2. D. CH3–COO–CH=CH–CH3.
Câu 48: Thuỷ phân C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm là
A. C2H5COOH; HCHO. B. C2H5COOH; C2H5OH.
C. C2H5COOH; CH3CHO. D. C2H5COOH; CH2=CH-OH
Câu 49: este X có CTPT C5H8O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3
Câu 50: Một este có công thức phân tử C4H6O2. Thuỷ phân hết 1mol X thành hỗn hợp Y. X có công thức cấu tạo nào để Y cho phản ứng tráng gương tạo ra lượng Ag lớn nhất?
A. HCOOCH2CH = CH2. B. HCOOCH = CHCH3.
C. CH3COOCH = CH2. D. CH2 = CHCOOCH3.
Câu 51: Chất X có công thức phân tử là C8H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được sản phẩm gồm X1 (C7H7ONa); X2 (CHO2Na) và nước. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5
Câu 52: Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOCH2C6H5. B. HCOOC6H4C2H5. C. C6H5COOC2H5. D. C2H5COOC6H5
Câu 53: Chất X có công thức phân tử C9H8O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được 2 muối. Có bao nhiêu chất X thỏa mãn?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4
Câu 54: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. HOOC–CH2–CH=CH–OOCH. B. HOOC–CH2–COO–CH=CH2.
C. HOOC–CH=CH–OOC–CH3. D. HOOC–COO–CH2–CH=CH2.
Câu 55: Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm:
(1) C6H5–COO–CH3; (2) HCOOCH = CH – CH3; (3) CH3COOCH = CH2; (4) C6H5–OOC–CH=CH2; (5) HCOOCH=CH2; (6) C6H5–OOC–C2H5; (7) HCOOC2H5; (8) C2H5–OOC–CH3. Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6
Câu 56: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, hở nếu số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. n–propyl axetat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 57: Cho các este: C6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3); CH3-CH=CH-OCOCH3 (4); CH3COOC6H4CH3 (5). Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol?
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3) (4), (5).
Câu 58: Cho sơ đồ phản ứng:
este X (C4HnO2)
Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
A. CH3COOCH2CH3. B. CH2=CHCOOCH3.
C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOCH2CH2CH3.
Câu 59: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH2OOCH. B. HCOOCH2CH2OOCCH3.
C. CH3COOCH2CH2OOCCH3. D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH.
Câu 60: Ở điều kiện thích hợp, 2 chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat ?
A. CH3COOH và CH3OH. B. HCOOH và CH3OH.
C. CH3COOH và C2H5OH. D. HCOOH và C2H5OH
Câu 61: Cặp chất nào sau đây không tạo được este khi đun nóng có xúc tác?
A. axit acrylic và phenol. B. axit axetic và ancol isoamylic.
C. axit fomic và ancol etylic. D. axit ađipic và metanol
Câu 62: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2
B. CH3COOH + C2H5OH
C. H2NCH2COOH + NaOH
D. CH3COOH + NaOH
Câu 63: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
B. Metyl format có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
C. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.
D. Metyl axetat là đồng phân của axit axetic.
Câu 64: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30%, quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả hai lần quan sát (1), (2) lần lượt là
A. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành hai lớp.
B. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.
C. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất.
D. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng thành hai lớp.
Câu 65: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70oC.
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(2) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(3) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.
(4) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(5) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 66: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây?
Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.