Bài 1. Đa giác đều. Hình đa giác đều trong thực tiễn

Khởi động (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 80)

Hướng dẫn giải

a) – Hình 4a:

⦁ đỉnh M là điểm chung của 2 cạnh MN, MQ;

⦁ đỉnh N là điểm chung của 2 cạnh NM, NP;

⦁ đỉnh P là điểm chung của 2 cạnh PN, PQ;

⦁ đỉnh Q là điểm chung của 2 cạnh QM, QP.

– Hình 4b:

⦁ đỉnh A là điểm chung của 2 cạnh AB, AE;

⦁ đỉnh B là điểm chung của 2 cạnh BA, BC;

⦁ đỉnh C là điểm chung của 2 cạnh CB, CD;

⦁ đỉnh D là điểm chung của 2 cạnh DC, DE;

⦁ đỉnh E là điểm chung của 2 cạnh EA, ED.

Vậy phát biểu a) là đúng.

b) Trong cả hai hình, không có hai cạnh nào nằm trên cùng một đường thẳng.

Vậy phát biểu b) là đúng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Ngũ giác ABCDE luôn nằm về một phía so với đường thẳng chứa một cạnh bất kì của ngũ giác đó.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 82)

Hướng dẫn giải

Tam giác đều: độ dài 3 cạnh AB, BC, CA bằng nhau, 3 góc A, B, C có số đo bằng nhau.

Hình vuông: độ dài 4 cạnh AB, BC, CD, DA bằng nhau, 4 góc A, B, C, D có số đo bằng nhau.

Lục giác đều: độ dài 6 cạnh AB, BC, CD, DE, EF, FA bằng nhau, 6 góc A, B, C, D, E, F có số đo bằng nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Lục giác ABCDEG được ghép bằng các tam giác đều bằng nhau nên ta có \(AB = BC = CD = DE = EG = GA.\)

Mỗi góc trong tam giác đều bằng \(60^\circ \), nên số đo mỗi góc của lục giác là \(60^\circ  + 60^\circ  = 120^\circ .\)

Vậy lục giác ABCDEG có 6 góc bằng nhau và 6 cạnh bằng nhau, nên ABCDEG là lục giác đều.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Nếu ABCDE là ngũ giác đều thì mỗi góc của ngũ giác đều là \(\frac{{540}}{5} = 108^\circ .\)

Vậy với \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = 108^\circ \) và ngũ giác ABCDE có các cạnh bằng nhau thì phải là ngũ giác đều.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Hình mở ra ở Hình 21d là một lục giác đều vì: khi gấp giấy như Hình 21b ta được 6 góc 60 độ, hơn nữa các tam giác tạo thành (Hình 21d) là các tam giác cân nên mỗi tam giác nhỏ đều là các tam giác đều.

Vì vậy 2 góc của tam giác có đỉnh trùng với đỉnh của hình lục giác là các góc 60 độ, suy ra các góc ở đỉnh của lục giác bằng 120 độ.

Đồng thời lục giác cũng có 6 cạnh bằng nhau.

Vậy hình tạo thành là lục giác đều và bạn Đan nói đúng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Trong tự nhiên: tổ ong, cột đá badan,hoa (hoa loa kèn, hoa huệ tây,hoa nhài,…)…

Trong nghệ thuật: kiến trúc( kim tự tháp, mái vòm,nhà thờ,…), họa tiết(hoa văn hồi văn, …), tranh vẽ,…

Trang trí: gạch lát nền,gương trang trí, đồ trang sức,…

Công nghệ: vi mạch điện tử, màn hình tinh thể lỏng,..

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 85)

Hướng dẫn giải

- Chuẩn bị các hình tam giác đều: Vẽ hoặc in ra 20 hình tam giác đều có kích thước và màu sắc giống nhau trên một tờ giấy. Đảm bảo rằng chúng có kích thước phù hợp để tạo ra chao đèn bạn mong muốn.

- Cắt và dán các hình tam giác: Cắt từng hình tam giác ra khỏi tờ giấy sau đó dán chúng lại với nhau để tạo thành một cấu trúc hình chóp có hình dạng của một chao đèn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)