Văn mẫu 12

Hỏi đáp

Đề bài : Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn Đề bài : Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử Đề bài : Nghị luận xã hội về tác dụng của việc đọc sách Đề bài : Nghị luận xã hội về tình thương Đề bài : Nghị luận về thói vô trách nhiệm Đề bài :Nghị luận về cách ứng xử trong văn hóa giao thông ở nước ta hiện nay Đề bài : Nghị luận xã hội về môn Lịch sử. Đề bài : Nghị luận văn học về hành động trả thù của Tấm. Đề bài: Nghị luận xã hội về danh và thực Đề bài : Nghị luận xã hội về tự tin và mất tự tin Đề bài : Nghị luận về hiện tượng nữ sinh ăn mặc sexy Đề bài :Nghị luận xã hội về lòng khoan dung Đề bài : Nghị luận về sự lười biếng Đề bài : Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện facebook Đề bài : Nghị luận về sành điệu Đề bài : Nghị luận xã hội về tự học Đề bài : Nghị luận xã hội về cách sống Đề bài :Nghị luận xã hội về lòng khoan dung Đề bài : Nghị luận xã hội về sự sẻ chia Đề bài : Nghị luận xã hội về hiện tượng đi ẩu Đề bài : Bàn về một kỹ năng sống Đề bài : Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn Đề bài : Suy nghĩ của em về tình bạn tính yêu tuổi học trò Đề bài : Suy nghĩ của em về tuổi hai mươi. Đề bài : Suy nghĩ về câu nói “Nghệ thuật sống chính là biết thay đổi để thích nghi với môi trường” Đề bài : Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão Đề bài :Phân tích đoạn đầu bài thơ “Tiếng hát đi đày” của Tố Hữu Đề bài : Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân Đề bài : Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Đề bài : Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến Đề bài : Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Đề bài : Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân Đề bài : Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt Đề bài : Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt Đề bài : Phân tích tính sử thi trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Đề bài : Phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh Đề bài : Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” Đề bài : Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông này” Đề bài : Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân Đề bài : Phân tích bài thơ “Đất nước của” Nguyễn Khoa Điềm Đề bài : Phân tích nhân vật T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” Đề bài : Phân tích nhân vật T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” Đề bài : Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Đề bài: Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo Đề bài: Bình luận về ý kiến của Tố Hữu “Ôi! Sống đẹp là gì hỡi bạn” Đề bài : Phân tích nhân vật A Phủ Đề bài Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc Đề bài : Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Đề bài : Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân Đề bài : Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng Đề bài : Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Bùi Thị Thương
Xem chi tiết
Huỳnh Thanh Điền
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
10 tháng 12 2017 lúc 20:31

Trong cuộc sống chắc hẳn ai ai cũng đều có ước mơ và hoài bão cho riêng mình và bản thân em cũng vậy em cũng có một ước mơ. Ước mơ đó là niềm vui, là động lực để bản thân em có thể cố gắng mỗi ngày. Sống trong cuộc sống cần phải có một ước mơ.

Ước mơ đó là những hoài bão, mơ ước có được một điều gì đó trong cuộc sống, ước mơ luôn gắn liền với những dự định và hoài bão đã đặt trước, mỗi người đều phải cố gắng để đạt được ước mơ đó. Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có ước mơ. Nhưng ước mơ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, bởi lẽ ước mơ là do mình tạo ra chứ không phải do ai nghĩ ra hoặc đặt hộ, ước mơ đó là mục đích sống, cố gắng mà chúng ta nỗ lực mới có được, cũng giống như trong cuộc sống, ước mơ được đặt trong một bối cảnh đó là tương lai.

Mỗi người đều phải lên kế hoạch hay mong muốn mình sẽ làm được một điều gì đó, chính cái mong ước, hay muốn đó chính là ước mơ mà mình muốn có được. Như chính hồi nhỏ bản thân em cũng từng ước mơ mình sẽ trở thành một giáo viên, điều đó đồng nghĩa với việc ước mơ đã tồn tại trong con người của mỗi người từ rất là lâu, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. Những ước mơ đó là động lực để mỗi người chúng ta tiếp tục cố gắng mỗi ngày để hoàn thành được ước mơ và dự định đó.

Ước mơ để thực hiện được mỗi ngày chúng ta cần phải nghiêm túc với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi để nâng cao được trình độ cũng như kĩ năng để có thể phát triển được bản thân mình nhiều hơn nữa. Học tập và tu dưỡng đạo đức để bản thân phát triển lên mỗi ngày. Ước mơ là động lực để chúng ta cố gắng mỗi ngày, nó là niềm vui và đích đến mà chúng ta đã đặt ra. Ước mơ giúp cho con người thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống, đó là hoài niệm và sự mơ ước lớn lao, chính ước mơ giúp cho chúng ta vững bước thêm trong cuộc sống.

Niềm vui, sự hạnh phúc và cố gắng mỗi ngày để cho chúng ta biết tiếp tục tạo dựng nên cho bản thân mình những mong ước và đích đến trong cuộc sống, cuộc sống của mỗi người đều chứa chan rất nhiều những tia hy vọng mới, nó là động lực và là mục đích sống của mỗi con người, chính vì thế để tiếp tục làm được những điều đó, chúng ta cần phải cố gắng và phát huy nó mỗi ngày.

Ước mơ nó luôn là hậu thuẫn đằng sau để nhắc nhở chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm hơn cho cuộc sống của mình, có như vậy, chúng ta mới thấy được cuộc sống này còn nhiều điều rất giá trị và vô cùng quý báu.

Ước mơ đó là đích đến cho một kế hoạch nào đó, khi hồi nhỏ chắc hẳn ai cũng sẽ có ước mơ là tết đến được mẹ chuẩn bị mua cho bộ quần áo mới, hay ước mơ tết được thưởng nhiều lì xì và được mọi người yêu thương. Nhưng rỗi mỗi lứa tuổi lại có một niềm mơ ước riêng, nó biểu hiện mức độ trưởng thành của mỗi con người, giá trị đó để lại cho mỗi chúng ta rất nhiều niềm tin yêu cho cuộc sống, để từ đó chúng ta học được nhiều điều có giá trị hơn.

Khi còn là học sinh cấp 3 đang còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em mong ước mình sẽ trở thành một cô giáo, nhưng để trở thành cô giáo bản thân em phải luôn cố gắng, nổ lực để học tập tốt, học tập để đặt chân tới cổng trường đại học, nơi mà em mong ước bấy lâu nay.

Ước mơ nó mở ra cho con người một viễn cảnh tươi sáng, đó là động lực là nieemf tin để cho con người cố gắng mỗi ngày. Có một ước mơ không khó nhưng để thực hiện được ước mơ đó mới chính là những điều quan trọng. Mỗi người chúng ta cần phải cố gắng làm việc, học tập. Như Bác Hồ đã từng nói: “ Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên”. Đây là câu nói cũng là động viên cho con người cần phải luôn luôn cố gắng mỗi ngày để hoàn thành được ước mơ cũng như dự định của mình trong tương lai.

Cần phải luôn luôn kiên trì, bền bỉ để cố gắng mỗi ngày, không ngừng học hỏi, phát triển bản thân mình nhiều hơn nữa để tiếp tục cố gắng hoàn thành được ước mơ cũng như hoài bão của bản thân. Ước mơ là những điều không dễ có thể làm được, nhưng chỉ cần có sự quyết tâm con người vẫn có thể hoàn thành và làm được nó một cách dễ dàng nhất.

Chúng ta cần phải nuôi dưỡng bản thân mình mỗi ngày, có như vậy chúng ta mới có thể hoàn thành được ước mơ cũng như dự định của bản thân.

hai van
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 9:51

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Phân tích hình tượng nhân vật Tnu khi bị đốt 10 đầu ngón tay:

* Khi đôi bàn tay còn nguyên vẹn lành lặn.

- Bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho để chinh phục con chữ, để mở đường đến với lí tưởng cách mạng -> con đường đến với cán bộ cách mạng. -> bàn tay quyết tâm

- Cầm đá đập đầu mình chảy máu để tự chừng phạt mình, tự nêu cao quyết tâm: phải chinh phục con chữ, sau này trở thành cán bộ cách mạng như anh Quyết -> bàn tay tự trừng phạt.

- Chỉ tay vào bụng, dõng dạc nói: “Cộng sản ở đây” -> bàn tay trung thành.

- Bàn tay yêu thương: nắm lấy tay Mai.

- Bàn tay chất chứa căm hờn: bíu chặt gốc cây và bứt đứt hàng chục trái vả, bứt đứt hàng chục trái vả lúc nào không hay.

=> Đó là biểu hiện của đôi bàn tay khi còn nguyên vẹn và lành lặn.

* Khi đôi bàn tay bị hủy hoại.

- Bàn tay đau đớn và tật nguyền. (Tnú bị kẻ thù bắt và quấn giẻ, tẩm dầu xà nu lên 10 đầu ngón tay, đốt từng ngón một. Chúng nhấm nháp nỗi đau đớn của Tnú. Chứng tích là sau này, mỗi ngón đều bị cụt mất một đốt)

- Bàn tay khơi dậy lòng căm thù và dũng khí giết giặc. (10 ngón tay anh khi bị biến thành ngọn đuốc, địch không chỉ đốt cháy ngón tay anh mà còn đốt cháy lòng căm hờn trong anh. Điều đó biến thành sức quật khởi, anh thét lên một tiếng tạo thành sức mạnh quật khởi: “Giết”. Cụ Mết đã đồng thanh hô hào đám thanh niên. Họ cùng xông vào giết chết 10 tên địch. Họ giành được chiến tích đầu tiên: xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Họ đã có thêm niềm tin, sức mạnh cầm vũ khí để kháng cự và chiến thắng kẻ thù)

- Bàn tay trừng phạt, quả báo. (trong một trận công đồn, Tnú đã nhận nhiệm vụ đi vào công đồn giết một tên địch. Đó là nhiệm vụ nguy hiểm nhưng anh vẫn nhận nhiệm vụ. Tnú với đôi bàn tay cụt đốt đã đi vào giết giặc trong hầm ngầm cố thủ, đó là tên chỉ huy nguy hiểm. Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi anh đi từ sáng vào, còn địch ở trong tối nhìn ra. Tnú đã dùng chính đôi bàn tay cụt đốt của mình bóp cổ tên giặc, dùng đèn pin soi vào mặt hắn để hắn thấy rõ đôi bàn tay quả báo của anh. Và Tnú còn khẳng định với cụ Mết rằng đó là thằng Dục. Cụ Mết hỏi: Chắc không. Anh quả quyết: Chắc chứ. Đối với anh, đứa nào cũng là thằng Dục. Thằng Dục chính là thằng đã tra tấn anh, đã tra tấn vợ con anh. Cho nên anh có tâm nguyện đi khắp nơi giết những thằng man dợ, dã man như thằng Dục).

=> Qua hình ảnh đôi bàn tay Nguyễn Trung Thành viết lên số phận, tâm hồn, con đường đi không chỉ của một người anh hùng mà còn là của cả cộng đồng Tây Nguyên.

2. Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí của thời đại chống Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. (Từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang)

- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí: Không bảo vệ được, không cứu được vợ con.

(Đây là bi kịch chung của cộng đồng làng Xô Man. Tnú cũng giống dân làng, anh có thừa sức mạnh cá nhân nhưng không có vũ khí thì không thể chống lại được địch, không bảo vệ được bản thân, không cứu được vợ con và không cứu được dân làng. Không cầm vũ khí chiến đấu sẽ là kết cục chung của toàn bộ dân làng cũng như Tnú)

- Khi cầm vũ khí đứng lên -> tâm thế chủ động đi tìm giặc, chủ động nghênh tiếp những đợt tấn công của kẻ thù.

(Khi dân làng Xô Man đồng loạt cầm vũ khí thì xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Lửa trên 10 đầu ngón tay của Tnú đã tắt. Bởi thế họ nhận ra ý nghĩa của việc cầm vũ khí. Trong đêm đó, cả cộng đồng làng Xô Man đã thức trắng đêm vót chông, chuẩn bị vũ khí để đón những đợt tấn công tiếp theo. Chính bản thân Tnú tuy đau thương là vậy nhưng anh cũng có thể tiếp tục cầm vũ khí chiến đấu. Tnú với sự hỗ trợ của dân làng đã xông vào hầm ngầm cố thủ để đón đánh và bóp cổ tên cầm đầu. Khi cầm vũ khí chiến đấu, Tnú cũng thấy được bóng dáng của Mai như sống lại trong đứa em gái Dít. Anh thấy bóng dáng của Mai khi nhìn thấy Dít còn Dít thì nói: Bọn em, đứa nào cũng nhắc anh mãi. Tnú có thể giành lại được những gì đã mất, bởi theo tục nối dây, Tnú có thể kết hôn với Dít, tiếp nối truyền thống chiến đấu đánh giặc của gia đình. Làng Xô Man cũng trở thành làng chiến đấu. Bởi những hầm chông, hố chông, giàn thò được giăng mắc khắp nơi. Họ có đầy đủ vũ khí, dũng khí, ý chí chiến đấu chống kẻ thù. Họ đã thực hiện được mục tiêu: Đánh Mỹ phải đánh lâu dài. Sắn và pom chu rồng xanh mượt khắp đồi núi. Những ruộng lương thực thực phẩm được trồng tích lũy đủ đến mùa sau. Dân làng Xô Man đã chuẩn bị đầy đủ tất cả để đánh lâu dài và chiến thắng địch. Chiến thắng là tất yếu. Chiến thắng đang đến rất gần với dân làng Xô Man và Tây Nguyên.)

=> Chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” -> phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng -> muốn giành tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. Đây là chân lí của thời đại đánh Mỹ.

III. Kết bài

Điệp Kandy
Xem chi tiết
Huong San
29 tháng 5 2018 lúc 9:14
Dàn ý

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDSkhông có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

II. Thân bài

1. HIV/AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa của loài người.

a. Gần hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và nay đã bước sang thập niên của thế kỉ XXI, mặc dù tất cả các nhà y học tài ba của thế giới đã vào cuộc để tìm ra một thứ thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh đồng nghĩa với tử thần. Đó là căn bệnh có cái tên gớm ghiếc HIV. Nhưng tất cả đang bó tay, chưa tìm được một thứ vacxin nào có thể phòng ngừa và tiêu diệt được thứ virut khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất hiện có cũng chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và những biện pháp phòng ngừa cũng chỉ nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh quái ác ấy từ người này sang người khác, không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.

b. HIV dù chưa là một đại dịch nhưng cho đến nay nó đã lấy đi hàng triệu sinh mệnh. Nếu tính bình quân, chỉ tính đến năm 2007 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới có thèm mười tám nghìn người nhiễm HIV, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có bảy trăm năm mươi người mắc vào thứ bệnh mà lưỡi hái tử thần đang kề tận cổ ấy. Tất nhiên cho đến giờ phút này, con số thống kê đang tăng lên một cách đáng sợ.

c. Điều đáng buồn và đáng sợ hơn là hầu hết bệnh nhân đều là những người trẻ tuổi, cái tuổi của tương lai, cái tuổi đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần và là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Giờ đây họ chẳng những không lao động được mà còn phải tập trung vào chữa bệnh. Kèm theo đó là bao người thản phải tập trung chăm lo cho những người bệnh ấy, chưa kể là bao nhiêu của cái phải lần lượt đội nón ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là hậu quả biết bao người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Có biết bao trại trẻ mồ côi làng SOS dành cho những đứa trẻ đã mang virut HIV/AIDS mọc lên như nấm. Các bạn hãy tưởng tượng, riêng khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với dân số một phần mười thế giới thì số người dương tính với HIV đã chiếm gần bảy tám phần trăm dân số. Còn ở nước ta, con số nhiễm bệnh đã lên tới ba trăm nghìn người, số người đã chết lên tới con số hàng mấy chục ngàn người. Theo công bố cua Bộ Y tế, cứ mười phút trôi qua, thì có thêm một người nhiểm phải căn bệnh hiếm nghèo đó.

2. Không có khái niệm “chúng ta” và “họ”

a. Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người nhiễm HIV, hay đang bước sang thời kì AIDS. Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của nhân loại. Vì như Mác đã nói: “Đã là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi đau khổ của đồng loại”. HIV đang tác động xấu đối với đời sống
của loài người. Mỗi năm thế giới chúng ta bỏ ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đô la để chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ấy. Số tiền đó đáng lẽ có thể dùng để sản xuất ra của cải, lương thực, phòng ngừa thiên tai, xóa đỏi giảm nghèo cho những nước còn chậm phát triển.

b. Căn bệnh quái ác nói trên có nhiều đường lây lan như truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, đời sống tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức. Nếu xem căn bệnh này chỉ là của ai đó, không liên quan đến mình, không có những biện pháp phòng ngừa triệt để thì thần chết vẫn có thể đến gõ cửa mỗi chúng ta và từng nhà.

3. Phải lên tiếng, phải hành động.

a. Mỗi người phải làm gì? Trước hết phải lên tiếng: phải cảnh báo với mọi người về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh quái ác này đế mọi người tích cực phòng tránh. Phải có cái nhìn đúng đắn và thái độ đối xử đúng với những người nhiễm HIV. Phải coi họ như những người không may bị nhiễm căn bệnh mà đến nay y học đang bất lực.

b. Từ những con đường lây nhiễm được xác định, người ta có thể gần gũi, không được coi họ như những người bỏ đi. Không được mặc cảm, định kiến, phải biết yêu thương, giúp đỡ họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống khỏe, sống vui. Bởi một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi tình thương nói như Nam Cao là tiêu chuẩn cao nhất để xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chí là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Một lời động viên; an ủi đối với những người nhiễm HIV sẽ tích thêm năng lượng đề họ sống mạnh mẽ, lạc quan hơn.

III. Kết luận

Không được tự chia ra hai thế giới “chúng ta và họ”. Trong thế giới đó, "im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy sát cánh bên nhau, bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và tiêu diệt căn bệnh quái ác, khủng khiếp này để loài người không phải sống trong nước mắt mà trong nụ cười tươi vui thân thiện và hạnh phúc.

Điệp Kandy
24 tháng 3 2018 lúc 17:29

phân tích nhân vật chú năm trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình

Mango Đoàn
Xem chi tiết
Binh Lu phuong
Xem chi tiết
Binh Lu phuong
Xem chi tiết
Huyền My
Xem chi tiết
Đạt Trần
Xem chi tiết
Đạt Trần
13 tháng 8 2021 lúc 16:00

:3

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 8 2021 lúc 16:09

Mọi người ơi nhường Nguyễn Trần Thành Đạt nhá

M r . V ô D a n h
13 tháng 8 2021 lúc 16:19

Sao anh ghi tên em xấu vậy :<

Kiều Thanh Tuyền
Xem chi tiết