Bài 1.Hai từ cho sau đây, từ cho nào lả quan hệ từ ?
- Ông cho cháu quyển sách này nhé.
- Ừ, ông mua cho cháu đấy.
Bài 1.Hai từ cho sau đây, từ cho nào lả quan hệ từ ?
- Ông cho cháu quyển sách này nhé.
- Ừ, ông mua cho cháu đấy.
-"cho"-quan hệ từ chỉ quan hệ sở hữu
Tham khảo nha :Hai từ cho sau đây, từ cho nào là quan hệ từ ? – Ông cho cháu quyển sách này nhé. – Ừ, ông mua cho cháu đấy. - câu hỏi 146027
- Ông cho cháu quyển sách này nhé
- Ừ, ông mua cho cháu đấy
⇒ Từ "cho" của câu thứ hai là quan hệ từ vì từ "cho" là loại từ chỉ quan hệ sở hữu
*Từ "cho" của câu đầu tiên là nói đến yêu cầu hay mong muốn của người cháu có được quyển sách và đã xin người ông
*Từ "cho" của câu thứ hai chỉ quan hệ sở hữu, đồ vật là quyển sách đó là của người cháu
Bài 2.Giải thích ý nghĩa của các quan hệ từ in đậm trong các câu sau :
- Để tôi nói cho nó một trận.
- Để tôi nói với nó.
- Để tôi nói về nó cho mà nghe.
Đặt các tình huống để sử dụng các câu trên. (Có thể biến đổi các từ xưng hò trong câu cho phù hợp.)
viết 1 đoạn văn ngắn từ 5-7 câu miêu tả cảnh đồng lúa có 3 từ láy ạ
Trong một buổi sáng ting mơ, em dạo bước trên con đường làng quê nơi em lớn lên. Không khí trong lành tươi mát của sáng hè làm em tỉnh táo. Em vừa bước đi vừa hát, rồi xộc đến mũi em là mùi của những hạt lúa nặng trĩu hạt. Em chạy ra cánh đồng, cả một màu xanh ngút ngát rộng lớn như chào đón em bước vào thế giới của thiên nhiên. Em sải bước trên đồng. Chạm vào những bông lúa đang trỗ đòng đòng. Em cảm nhận được sự vất vả của những người nông dân trên đó. Trong lòng em xao xuyến lạ lùng. Rồi bỗng có tiếng gọi, em liền chạy về trong nỗi lưu luyến trên cánh đồng.
Hãy viết một đoạn văn ( Khoảng 8-10 câu ) giải thích vì sao bài thơ Nam Quốc Sơn Hà được gọi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.Trong đoạn văn sử dụng 1 từ Hán-Việt
Tham khảo:
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Các quan hệ từ ở liên kết những từ ngữ nào với nhau ?
Các QHT nào dùng để liên kết những từ nào với từ nào trong câu hoặc vế câu nào với vế câu nào trong câu ghép? (vd ở bài 1 sgk/96-97)
Viết một đoạn văn biểu cảm về lòng kính trọng cha mẹ, trong đó sử dụng từ láy, từ ghép, quan hệ từ và đại từ
Tham khảo:
Trong cuộc đời này, chắc chắn (từ láy) rằng mẹ (đại từ) là người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời của mỗi con người. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Và (quan hệ từ) người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!
Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy?
Loi choi.
Nảy nở.
Lục đục.
Hì hục.
Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?
Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
Trang nhã, đậm chất bác học.
Quan hệ từ là gì
là những từ biểu thị ý nghĩa so sánh,nhân quả,tương phản,đối lập,...
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..