Ôn tập học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thanh Thảo Trịnh
5 tháng 4 2018 lúc 19:51

Nêu những lợi ích của sông

Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Phát triển giao thông đường thuỷ.
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều hoà nhiệt độ.
Tạo cảnh quan mội trường

Trọng Lượng Nguyễn
5 tháng 4 2018 lúc 20:35

Nêu những lợi ích của sông :
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Phát triển giao thông đường thuỷ.
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều hoà nhiệt độ.
Tạo cảnh quan mội trường.

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
6 tháng 4 2018 lúc 20:58

Câu 1

- hệ thống sông bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).

-Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:

+ Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.

+ Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.

- Phân loại hồ
* Theo tính chất của nước có hai loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt
*Theo nguồn gốc hình thành:
+ Hồ vết tích của sông.
+ Hồ trên miệng núi lửa.
+ Hồ nhân tạo.

câu2

-Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
+Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
+ Lượng bay hơi nước.
+Nhiệt độ môi trường không khí.
+Lượng mưa.
+Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
+Số lượng nước sông đổ ra biển.

I. Sóng biển
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,...

II. Thủy triều
- Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

III. Dòng biển
- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tín phong, gió Tây ôn đới...


Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
7 tháng 4 2018 lúc 19:33

Câu 1

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.

nguyen minh ngoc
7 tháng 4 2018 lúc 19:33

Câu 2

Có 3 sự vận động: sóng, thủy triều và dòng biển

Sóng+ Là hiện tượng mặt biển luôn dao động, nhấp nhô

+ Nguyên nhân: do gió

Thủy triều+ là ht nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lui tít ra xa

+ Nguyên nhân do mặt trăng và MT

Dòng biển+ là những dòng chảy trên biển và đại dương giống những dòng soog trên lục địa

+ Nguyên nhân do gió

+ Dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu nơi nó đi qua

nguyen minh ngoc
7 tháng 4 2018 lúc 19:34

Câu 3

Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường là nước ngọt. Đa số các hồ trên Trái Đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao. Một số hồ, như hồ Eyre, có thể cạn nước gần như quanh năm và chỉ chứa nước trong một vài tháng nhiều mưa. Ngoài ra, một số lớn hồ có nguồn gốc nhân tạo.

Lan Phạm
Xem chi tiết
nguyen anh dat
17 tháng 5 2018 lúc 16:34

Lên cao 100m giảm 0,6 độ C

Nên lên cao 1000m giảm 6 độ C

Mà 500m bằng một nửa của 1000m nên nhiệt độ giảm sẽ giảm đi một nửa: 6:2=3 độ C

Vậy trên đỉnh đèo cao 500m nhiệt độ giảm còn:

25-3=22 độ C

Nguyễn Lê Minh Triết
Xem chi tiết
Lubbers MC
19 tháng 4 2018 lúc 12:30

Đây là Địa lý, không phải Toán

Bảo Châu
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 4 2018 lúc 17:09
Đất ( thổ nhưỡng ) gồm 2 thành phần: thành phần khoáng và thành phàn hữu cơ.

+) Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau
Nguồn gốc của thành phần khoáng có thể là sản phẩm phong hóa của đá gốc hoặc sản phẩm phong hóa từ nơi khác chuyển tới

+) Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tầng này có màu xám thẩm hoặc đen là màu của chất mùn
Thành phần hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ các sinh vật như rễ cây, sâu bọ, giun, dế, . . Các nhân tố ảnh hưởng : 1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Bảo Châu
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
9 tháng 4 2018 lúc 7:56

Em tham khảo câu trả lời ở đây nhé

Câu C4 SGK trang 82 - Địa lý lớp 6 | Học trực tuyến

Chúc em học tốt!

Bảo Châu
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Ánh
9 tháng 4 2018 lúc 20:31

*Khái niệm của sóng biển là:

Sóng là do sự chuyển động của các lớp nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng

Nguyên nhân:

Đó là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển

- Sự ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của những vùng ven bờ biển :

Chúng có thể quăng những con tàu lớn lên bờ, phá hủy nhà cửa và cuốn cả người và vật ra biển

* Khái niệm về thủy triều:

Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì

- Nguyên nhân:

thủy triều là do sức hút của mặt trăng và một phần của mặt trời làm cho nước biển và đại dương vận động lên xuống

- Sự ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của những vùng bờ ven biển:

ngày nay, người ta đã có thể tính được mực nước thủy triều hằng ngày,hằng tháng để phục vụ các ngành hàng hải, đánh cá và sản xuất muối,..

TTHT
10 tháng 4 2018 lúc 15:21

I. Sóng biển
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,...
- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.
+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
+ Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.

II. Thủy triều
- Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Đặc điểm:
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp)
thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).
thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
9 tháng 4 2018 lúc 21:36

1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.

TTHT
10 tháng 4 2018 lúc 15:16

1. Gió Tây ôn đới:
- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đối vĩ độ *
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng tây là chủ yếu.
- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều

2. Gió mậu dịch:

- Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
- Tính chất của gió: Khô, ít mưa .

3. Gió Mùa:

- Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
- Loại gió này không có tính vành đai.
- Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung bình như Đông Á , Đông nam Hoa Kỳ…
- Có 2 loại gió mùa:
+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng nhiệt đới).

4. Gió địa phương:

a. Gió đất, gió biển:
- Hình thành ở vùng bờ biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngày, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại.
b. Gió Phơn:
- Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

nguyễn thu hà anh
Xem chi tiết
Hara Nisagami
10 tháng 4 2018 lúc 7:46

Câu 1 :

- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên lục địa.

- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong lục địa.

- Sóng là hiện tượng nước biển chuyển động tại chỗ theo chiều thẳng đứng.

- Thủy triều là sự lên xuống của nước biển theo chu kì.

Câu 2 :

* Sông và hồ đều có những giá trị kinh tế :

- Cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu.

- Cung cấp điện, bồi đắp phù sa.

- Cung cấp thủy, hải sản.

Câu 4 :

Nguyên nhân sinh ra thủy triều : Do sức hút của mặt trăng và một phần của mặt trời.

Câu 3 : ( khó quá nên mk không trả lời được )

Diệp Chi Lê
10 tháng 4 2018 lúc 9:15

Mình trả lời câu 3 cho :

Độ muối trung bình của nước biển là 35%. Có sự khác nhau về độ muối của biển và đại dương do phụ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hoặc nhỏ.

Độ muối (độ mặn của nước biển) khác nhau do các yếu tố :

Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh)

Lượng bay hơi nước

Nhiệt độ môi trường không khí

Lượng mưa

Điều kiện địa hình (vùng biển kín hay hở)

Số lượng nước

Sông đổ ra biển

chọn câu mình nha, viết mỏi tay quá trời