Hướng dẫn soạn bài Lao xao - Duy Khán

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thế Bảo
6 tháng 5 2016 lúc 19:06

Phó từ là từ dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác. 

Phó từ còn được gọi là trạng từ

Trạng từ có thể được phân làm nhiều loại tùy vào vị trí và ý nghĩa cúa nó trong câu. Một số dạng sau đây:

- Trạng từ chỉ cách thức: Diễn tả một hành động như thế nào. (Ví dụ: như nhanh, chậm, siêng, lười...). Câu ví dụ: Anh ta chạy rất nhanh. (trạng từ là từ được bôi đậm trong câu)
- Trạng từ chỉ thời gian. (Ví dụ: sáng, trưa, chiều, tối, ngày mai, đang, lập tức...). Câu ví dụ: Ngày mai, anh ta đi chơi.
- Trạng từ chỉ tần suất (Phó từ năng diễn): Diễn mức độ của một hành động. (Ví dụ: thường thường, thường xuyên, có khi, ít khi...). Câu ví dụ: Cô ta thường xuyên về thăm mẹ.
- Trạng từ chỉ nơi chốn: Diễn tả hành động hiện đang xảy ra ở đâu. (Ví dụ: ở đây, ở kia, ở khắp mọi nơi, chỗ khác...). Câu ví dụ: Tôi đang đứng ở đây.
- Trạng từ chỉ mức độ: Diễn tả mức độ của một tính chất hoặc một đặc tính. (Ví dụ: giỏi, kém, dở...). Câu ví dụ: Cô ta bơi giỏi.
- Trạng từ chỉ số lượng: Diễn tả số lượng. (một, hai lần...). Câu ví dụ: Nhà vô địch đã chiến thắng hai lần.
- Trạng từ nghi vấn: là những trạng từ thường đứng ở đầu câu hỏi. (Ví dụ: khi nào, như thế nào, ở đâu, tại sao). Câu ví dụ: Tại sao anh lại đến đây.
- Trạng từ liên hệ: là những trạng từ giúp liến kết hai chủ để hoặc hai câu lại với nhau. Chúng còn thể là từ diễn tả: lí do, thời gian, nơi chốn. Câu ví dụ: Căn phòng này là nơi tôi sinh ra

Trạng từ còn có thể dùng để so sánh ngang bằng, so sánh hơn, so sánh nhất, so sánh kép va so sánh tăng tiến.

Trần Ngọc Ánh
6 tháng 5 2016 lúc 19:09

thank you very much!!!

you so fast haha

Đặng Kim Ngọc Hoàng Tiên...
6 tháng 5 2016 lúc 20:28

Ví dụ về phó từ chỉ cách thức:

-Thời gian trôi qua sao mà nhanh thế!

Ví dụ về phó từ chỉ thời gian:

-Chỉ ngày mai thôi, ta sẽ bước vào thế giới của hòa bình!

Ví dụ về phó từ chỉ tần suất:

-Nó chỉ thường xuyên xuất hiện vào lúc mặt trời nhô lên rồi biến mất khi chưa có ai nhìn thấy nó.

Ví dụ về phó từ chỉ nơi chốn:

-Tại nơi đây, tôi đã được sinh ra và làm một phần tử nhỏ trong cái xã hội thắm tươi này.

Ví dụ về phó từ chỉ mức độ:

-Thế mà cậu ấy lại trở thành một học sinh xuất sắc không thua kém bất cứ ai trong lớp.

Ví dụ về phó từ số lượng:

-Tôi đã thất bại hai lần khi đi thi Đại học rồi, không lẽ bây giờ phải đầu hàng?

Ví dụ về phó từ nghi vấn:

-Tố quốc tôi có bao giờ đẹp như thế này chăng?

Trần Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Vi Phan Hải
6 tháng 5 2016 lúc 19:19

ai có cho mình pk vs! Pleasehuhu

Cao Thi Thuy Duong
6 tháng 5 2016 lúc 19:57

phan tu luan ne!!

1)xac dinh chu ngu vi ngu cua cac cau sau?cho biet dau la cau tran thuat don co tu la ?(2d)

a .chang bao lau toi da tro thanh 1 chang de thanh nien cuong trang

b.nguoi ta goi chang la son tinh

c.tre la canh tay cua nguoi nong dan

2)ta khung canh que huong em vao 1 buoi sang dau xuan(5d)

Cao Thi Thuy Duong
6 tháng 5 2016 lúc 20:06

leuleuvuilimdimthanghoayeuleuoeokok

trần minh thu
Xem chi tiết
Iruky Eri
11 tháng 5 2016 lúc 17:39

Tả bố mình thì cậu tự làm là tốt nhất, vì cảm xúc trong bài văn sẽ chân thật và hay hơn. Hơn nữa đó lại là bố cậu mà

Iruky Eri
11 tháng 5 2016 lúc 17:47

à, tức là tả về bố của mình chứ gì

Nguyễn Tú Anh
11 tháng 5 2016 lúc 18:03

Mình có nè. Thi mình tả bố mình mà. mình giúp cái mở bài đã nhá

Ai là ng trụ cột trong gđ bn? Ai dạy bn bt tự đứng lên sau khi vấp ngã. đó chính là bố- bố cx chính là ng mà em yêu quý nhất

Thân bài khá dài nếu cần thiết mình sẽ gợi í chi tiết chobn. Nếu cần thì nhắn bảo mình, mình gửi cho nha 

trần minh thu
Xem chi tiết
nguyễn hồng quân
12 tháng 5 2016 lúc 20:01

vì con người có ảnh hưởng rất lớn đến chúng:

+tích cực:

-mang những giống cây trồng,vật nuôi từ nơi này đến nơi khác,mở rộng sự phân bố của chúng.

-người âu đã đem cừu từ châu âu sang nuôi ở lục địa Ô-xtrây-li-a vào thế kỉ XVIII

-đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở đông nam á

+tiêu cực:

-thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại động,thực vật.

-Khai thác rừng bừa bãi nên đã làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loại động thực vật

trần minh thu
14 tháng 5 2016 lúc 6:45

cảm ơn nhìu nhaleuleu

Masu Konoichi
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
18 tháng 5 2016 lúc 9:47

Ngõ vào làng tôi có một ao sen rộng. Những ngày nghỉ học, tôi và em tôi thường ra đó ngắm cảnh.
Gần nửa mẫu ta, quanh năm nước đầy, ao sen tràn dâng sức sống. Nước ao trong veo, nhìn xuống thấy cả mấy chú cá lượn lờ bên những ngọn rong đen thẫm bò quẩn quanh dưới đáy.

Từ bờ nhìn ra, trước mắt chúng tôi, sen chi chít mọc. Lá sen tròn, phủ kín cả mặt ao một màu xanh ngọc sẫm. Trên mặt lá nhăn nheo dường như lúc nào cũng lấp lánh những giọt nước trong vắt một cách lạ kì. Những giọt nước đó lăn tròn trong lòng lá sen mỗi khi có một làn gió nhẹ thoảng qua.
Bước vào mùa hạ, dưới mặt nước bất chợt nhô lên những búp xanh tơ như những nắm tay hẹn sẽ mở ra thành đóa hoa trắng nõn dịu dàng. Còn gì đẹp hơn và tinh khiết hơn những cánh hoa trắng ấy xếp tròn trịa và cân đối làm nền vây bọc lấy những tua nhị vàng sậm nh

 

ư những sợi tơ run run mỏng mảnh. Bên cạnh những đoá hoa mãn khai ấy là những đóa còn hàm tiếu, chấm trắng còn e ấp vừa mới nhú ra.
Khi ấy, hương sen đã thơm toả khắp nơi. Ấy là một thứ hương thơm riêng biệt, không dễ gì lẫn với bất cứ mùi hương nào khác. Ban trưa, trong làn gió khẽ khàng thổi đến, hương sen trôi nhẹ, thơm đậm đà. Hương thơm ấy như làm dịu hẳn cơn nắng lửa của trưa hè và ru mọi người vào giấc ngủ trưa sậu lắng. Ai đi giữa hương sen mà không thấy tâm hồn mình như nhẹ nhàng, thanh thoát hẳn ra.

Bởi vậy, mỗi lần qua đây, tôi như bồng bềnh giữa mùi hương thân thuộc và đong đưa lòng mình trong lời ru của mẹ thuở nào:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng…

Masu Konoichi
18 tháng 5 2016 lúc 9:58

giúp mình một bài nữa nhá

Masu Konoichi
18 tháng 5 2016 lúc 9:59

Hãy tả cảnh mặt trời lặn ở quê em

River Styxx
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 7 2016 lúc 21:09

Cây Hoa Móng Rồng còn có tên gọi khác là cây móng cọp, là một cây gỗ nhỏ hay cây bụi với các móc cong ngược lại, thuộc chi Móng Rồng, hay còn gọi là chi Dây Công Chúa ( Artabotrys ).

cay hoa mong rong
Chi Móng Rồng:
Cây Hoa Móng Rồng thuộc chi Móng Rồng, hay còn gọi là chi Dây Công Chúa ( Artabotrys ).
Chi Móng rồng hay chi Dây công chúa (danh pháp khoa học: Artabotrys) là một chi thực vật chứa khoảng 100 loài cây sinh sống tại khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, trong đó khoảng 31 loài tại châu Phi. Chi này là thành viên của họ Na (Annonaceae).

cay hoa mong rong

Tại Việt Nam có khoảng 14 loài thuộc chi Móng Rồng :
– Artabotrys aereus: công chúa đồng.
– Artabotrys fragrans: công chúa thơm.
– Artabotrys harmandii: công chúa harmand.
– Artabotrys hexapetalus (đồng nghĩa: A. intermedius): hoa móng rồng, dây công chúa, móng rồng nhỏ, công chúa trung gian.
– Artabotrys hienianus: móng rồng nhiều hoa.
– Artabotrys honkongensis: móng rồng Hồng Kông, công chúa Hồng Kông.
– Artabotrys pallens: móng rồng tái, công chúa tái.
– Artabotrys petelotii: móng rồng Bắc Giang, công chúa petelot.
– Artabotrys phuongianus: móng rồng đài lớn.
– Artabotrys spinosus: móng rồng gai.
– Artabotrys taynguyenensis: móng rồng Tây Nguyên.
– Artabotrys tetramerus: móng rồng mỏ nhọn.
– Artabotrys vietnamensis: móng rồng Phú Thọ.
– Artabotrys vinhensis: móng rồng Vinh, công chúa Vinh.

cay hoa mong rong

Đặc Điểm Cây Hoa Móng Rồng:
Tất cả đều là cây gỗ nhỏ hay cây bụi với các móc cong ngược lại, có xu hướng mọc leo. Các lá đơn mọc so le, không lông. Hoa lưỡng tính mọc đơn lẻ hay thành cụm đối diện với lá, cuống dày và có móc. Hoa 6 cánh, có mùi thơm, chứa nhiều nhị. Mỗi bầu nhụy gồm 6 phần tách biệt, với mỗi phần dày cùi thịt.

cay hoa mong rong   cay hoa mong rong
Việc nhân giống được tiến hành bằng cách gieo hạt hay các cành giâm ngắn trong mùa xuân.

Bạn xem bài này nhé

 

Kẹo dẻo
27 tháng 7 2016 lúc 9:16
 CÂY HOA MÓNG RỒNG

Cây Hoa Móng Rồng còn có tên gọi khác là cây móng cọp, là một cây gỗ nhỏ hay cây bụi với các móc cong ngược lại, thuộc chi Móng Rồng, hay còn gọi là chi Dây Công Chúa ( Artabotrys ).

cay hoa mong rong
Chi Móng Rồng:
Cây Hoa Móng Rồng thuộc chi Móng Rồng, hay còn gọi là chi Dây Công Chúa ( Artabotrys ).
Chi Móng rồng hay chi Dây công chúa (danh pháp khoa học: Artabotrys) là một chi thực vật chứa khoảng 100 loài cây sinh sống tại khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, trong đó khoảng 31 loài tại châu Phi. Chi này là thành viên của họ Na (Annonaceae).

cay hoa mong rong

Tại Việt Nam có khoảng 14 loài thuộc chi Móng Rồng :
– Artabotrys aereus: công chúa đồng.
– Artabotrys fragrans: công chúa thơm.
– Artabotrys harmandii: công chúa harmand.
– Artabotrys hexapetalus (đồng nghĩa: A. intermedius): hoa móng rồng, dây công chúa, móng rồng nhỏ, công chúa trung gian.
– Artabotrys hienianus: móng rồng nhiều hoa.
– Artabotrys honkongensis: móng rồng Hồng Kông, công chúa Hồng Kông.
– Artabotrys pallens: móng rồng tái, công chúa tái.
– Artabotrys petelotii: móng rồng Bắc Giang, công chúa petelot.
– Artabotrys phuongianus: móng rồng đài lớn.
– Artabotrys spinosus: móng rồng gai.
– Artabotrys taynguyenensis: móng rồng Tây Nguyên.
– Artabotrys tetramerus: móng rồng mỏ nhọn.
– Artabotrys vietnamensis: móng rồng Phú Thọ.
– Artabotrys vinhensis: móng rồng Vinh, công chúa Vinh.

cay hoa mong rong

Đặc Điểm Cây Hoa Móng Rồng:
Tất cả đều là cây gỗ nhỏ hay cây bụi với các móc cong ngược lại, có xu hướng mọc leo. Các lá đơn mọc so le, không lông. Hoa lưỡng tính mọc đơn lẻ hay thành cụm đối diện với lá, cuống dày và có móc. Hoa 6 cánh, có mùi thơm, chứa nhiều nhị. Mỗi bầu nhụy gồm 6 phần tách biệt, với mỗi phần dày cùi thịt.

cay hoa mong rong   cay hoa mong rong
Việc nhân giống được tiến hành bằng cách gieo hạt hay các cành giâm ngắn trong mùa xuân.

River Styxx
26 tháng 7 2016 lúc 21:03

Giúp mk vs mn oi! Tặng tick cho 5 người trả lời đúng nhất đầu tiên nha! hiuhiuhiu

Lan Duong Mịch
Xem chi tiết
Sagittarius
20 tháng 3 2017 lúc 13:14

@

Lê Thị Mỹ Linh
20 tháng 3 2017 lúc 20:09

so sánh

Windisny258
1 tháng 4 2017 lúc 21:41

so sánh đấy bạnok

Tuấn Khải
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 3 2017 lúc 20:01

a. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ :
- So sánh : Hoa móng rồng … thơm như mùi mít chín … Liệt kê : Hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng, ong vàng, ong vò vẽ, ong mật …
- Nhân hoá : Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ; Hoa móng rồng bụ bẫm; Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau; Bướm hiền lành … rủ nhau …
b. Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ :
- Đoạn văn sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ gợi lên một bức tranh làng quê đầu hè đầy sức sống nên thơ.
+ Hình ảnh so sánh và thủ pháp liệt kê có tác dụng gợi lên một không gian nồng nàn hương thơm, tươi tắn nhiều màu sắc, rộn rịp những hoạt động của thế giới loài vật.
+ Với thủ pháp nhân hoá, cảnh vật hiện lên rất có hồn, sống động, đáng yêu.
- Thể hiện niềm say mê, tình yêu thiên nhiên, tình yêu tổ quốc của tác giả.
- Gợi dậy ở người đọc cảm xúc náo nức, yêu mến, tự hào cảnh đẹp quê hương.

Nguyễn Huy Hoàng Sơn
5 tháng 2 2020 lúc 10:13

a. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ :
- So sánh : Hoa móng rồng … thơm như mùi mít chín … Liệt kê : Hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng, ong vàng, ong vò vẽ, ong mật …
- Nhân hoá : Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ; Hoa móng rồng bụ bẫm; Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau; Bướm hiền lành … rủ nhau …
b. Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ :
- Đoạn văn sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ gợi lên một bức tranh làng quê đầu hè đầy sức sống nên thơ.
+ Hình ảnh so sánh và thủ pháp liệt kê có tác dụng gợi lên một không gian nồng nàn hương thơm, tươi tắn nhiều màu sắc, rộn rịp những hoạt động của thế giới loài vật.
+ Với thủ pháp nhân hoá, cảnh vật hiện lên rất có hồn, sống động, đáng yêu.
- Thể hiện niềm say mê, tình yêu thiên nhiên, tình yêu tổ quốc của tác giả.
- Gợi dậy ở người đọc cảm xúc náo nức, yêu mến, tự hào cảnh đẹp quê hương.

Khách vãng lai đã xóa
Linh✿◕ ‿ ◕✿Chi
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy
25 tháng 3 2017 lúc 6:02

Bài làm:

Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.

Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.

Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới

Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới

Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.

Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.

Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.

Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.

bai-van-hay-lop-9-ta-cay-tre-de-tham-khao-hinh-anh-2

Thảo Phương
25 tháng 3 2017 lúc 9:50

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son.

nguyễn thị thúy
25 tháng 3 2017 lúc 6:01

Bài làm:

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống. Đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc . Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .
Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa theo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con – những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thưở đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam.

bai-van-hay-lop-9-ta-cay-tre-de-tham-khao-hinh-anh-3

Number one princess in t...
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 3 2017 lúc 17:32

Tôi là người rất yêu cây cối, cứ đi đến đâu, thấy vườn cây um tùm, xanh tốt là tôi thấy hân hoan trong người. Tôi yêu vườn cây vì nhà tôi cũng có một khu vườn nhỏ, khu vườn đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm, giúp tôi khôn lớn trưởng thành.

Buổi sáng hôm nay tiết trời rất mát mẻ và dễ chịu. Cái mát của buổi sáng làm lòng người dễ chịu và khoan khoái vô cùng. Chạy ra vườn,tôi thoáng nhìn những tia nắng nhỏ nhảy múa lăn tăn trên lối đi, trượt xuống những tàu lá, trải dài trên những cánh hoa. Dường như nắng cũng muốn làm nhẹ lòng con người nên không hề gay gắt, nóng nảy mà ấm áp, nhẹ nhàng như những cô bé mến yêu. Dấu hiệu của một ngày bình yên đẹp đẽ!

Vì đêm qua có trận mưa, đất vừa mới tiếp thêm cho chúng nguồn nước mới - nguồn nhựa sống nóng hổi tràn trề đã làm cho hoa lá thêm hăng hái, phô bày hết vẻ đẹp của mình. Tôi ngước nhìn lên những tán dừa đong đưa. Xanh, xanh non, xanh óng ả, xanh đến kì lạ! Nắng mới trong trẻo càng làm cho màu non tươi thêm rực rỡ.

Ở góc vườn nhà tôi là một cây dừa cao chót vót, với chùm dừa trĩu quả trên ngọn. Dừa lớn tuổi hơn tôi nhiều lắm. Mẹ kể, trước khi tôi chào đời, lúc cha mẹ mua mảnh đất này thì ở đây đã sẵn có cái ao và mấy hàng dừa. Bên dưới hàng dừa là cái ao. Ao không lớn nhưng đủ chỗ cho chiếc xuống nhỏ. Tôi vẫn thường leo lên chiếc xuồng ấy, vớ lấy một khúc sào đủ dài và bắt đầu cuộc thám hiểm quanh... ao của mình. Ao nhà tôi nước không trong mà đục đục màu đất, hắc hắc mùi bùn. Chẳng thấy bóng dừa nào in xuống cả, cũng chẳng thấy được màu xanh ngắt của bầu trời - cái màu mẹ vẫn gọi là màu mắt xa xăm chờ đợi hoàng tử của nàng công chúa trong truyện cổ xưa.

Mặc dù vườn không rộng nhưng mẹ vẫn để một ít đất cho tôi trồng những gì mình thích. Và tôi trồng hoa, rất lạ, tôi chỉ yêu hoa dại. Tôi yêu đến vô cùng cái hoang sơ kì lạ, cái thu hút khó lí giải ở những loài hoa không tên này - những loài hoa mà hầu như con người ít chú ý đến, những loài hoa tuồng như chỉ có thể tìm thấy thi thoảng ở một vài hàng rào nơi nông thôn, hay ở vệ đường từ quê ra tình. Tôi đặt cho chúng cái tên riêng của tôi: Mặt trời và Mặt trăng. Hôm nay, rất nhiều, rất nhiều những bông hoa nhỏ nhắn xinh xinh nở rộ. Có hoa màu vàng, không nhạt nhẽo như cúc, mà vàng rực, đầy nhiệt huyết và sức nóng như mặt trời. Có màu hoa trắng, không quá kiêu sa như hoa li mà dịu dàng thanh khiết như mặt trăng. Hằng trăm Mặt trời, Mặt trăng tí hon nổi bật trên nền lá xanh rậm rì, điểm những giọt nước mắt của trời đêm qua lấp lánh, long lanh... Tấm thảm tuyệt vời của người thợ dệt thiên nhiên. Vẻ đẹp cuốn hút, đem đến cho con người sự say mê bình lặng đến không ngờ.

Khu vườn nhà tôi tuyệt đẹp như vậy đấy. Khi đi đâu một vài ngày tôi đã nhớ khu vườn như nhớ người bạn thân của mình. Khu vườn đã tiếp thêm sức sống cho gia đình tôi, che mát cho chúng tôi vào này hè nóng bức, cung cấp những trái quả thơm ngon cho chúng tôi thường thức, và nó còn chia sẻ những lúc vui buồn của tôi. Tôi sẽ nhớ mãi khu vườn nhà mình và sẽ làm khu vườn ngày càng đẹp và phong phú hơn.

THAM KHẢO BẠN NHÉ.CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

Nguyễn Sỹ Tiến
16 tháng 4 2017 lúc 13:01

Đọc xong đoạn trích Lao Xao (Trích Tuổi thơ im lặng - Duy Khán), gấp sách lại, trước mặt ta vẫn hiện lên một bức tranh làng quê Việt Nam xiết bao thân thương trìu mến, nồng ấm tình người.

Qua những trang viết hồn hậu của Duy Khán, làng quê Việt Nam hiện lên thật bình dị và êm ả. Chính cuộc sống yên ả ở làng quê đã trở thành sức thu hút của loài chim tụ họp về đây, sống chan hoà thân ái với con người.

Mở đầu bài văn là một không gian làng quê lúc chớm hè. Nét đặc đã quyến rũ biết bao là bướm, là ong tìm đến hút mật. Âm thanh lao xao của tiếng ong bay, tiếng ong đánh lộn tranh nhau hút mật đem lại cho người đọc một rung cảm nhè nhẹ và dư vị man mác, khó quên.

Nổi bật trên bức tranh cảnh sắc mùa hè tươi đẹp là hình ảnh của các loài chim. Không biết cơ man nào là chim, tưởng như đây là khoảng trời của riêng chúng.

Đầu tiên là những loài chim quen thuộc với làng quê và cũng rất gắn bó với cuộc sống của con người: chim, lành. Chúng gồm đủ các chủng loài khác nhau: Từ con bồ các đến chim ri, rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn... Chúng họp thành một thế giới hồn hậu, đáng yêu với những âm thanh rộn rã, tưng bừng. Ta giật mình trước tiếng kêu váng tai của chú bồ các “các... các... các...” , nhưng cũng cười thú vị trước sự hốt hoảng “vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh” của nó. Ta lâng lâng trước tiếng hót vui tai của chú sáo sậu, sáo đen, và thích thú trước âm thanh “tọc, tọc” học bắt trước tiếng người của con sáo nhà bác Vui. Rồi âm thanh náo động tưng bừng, da diết của tiếng chim tu hú như gọi về, như đánh thức trong ta bao hoài niệm, khiến lòng ta bồi hồi.

nguyen chi cong
16 tháng 4 2017 lúc 19:18

.