Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng thị hà
Xem chi tiết
Selina Moon
28 tháng 3 2016 lúc 13:07

      Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ  mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.

tham khảo hehe
Huỳnh Châu Giang
28 tháng 3 2016 lúc 12:04

Cảm hứng nhân đạo ý bạn là ý nghĩa à?

Hoàng thị hà
28 tháng 3 2016 lúc 13:08

cảm hứng nhân đạo: theo mình nghĩ đó là cảm hứng chủ yếu làm nên tác phẩm cả trong một quá trình văn học.

Lê Dung
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
21 tháng 9 2016 lúc 22:14

 Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,vì bài thơ có 4 câu thơ,mồi câu có 7 chữ,các âm,vần,thanh của bài thơ tuân thủ nguyên tắc thơ đường luật.

Ninh Tokitori
21 tháng 9 2016 lúc 22:15

Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT,vì bài thơ có 4 câu thơ,mồi câu có 7 chữ,các âm,vần,thanh của bài thơ tuân thủ nguyên tắc thơ ĐƯỜNG LUẬT.

pham maya
22 tháng 9 2016 lúc 12:52
1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 9 2016 lúc 15:02

-Phẩm chất của người phụ nữ:luôn giữa được những phẩm chất cao quý(thủy chung,son sắt)mặc sự đưa đẩy của hoàn cảnh

-Thân phận của người phụ nữ:

+Thân phận lênh đênh,chìm nổi giữa cuộc dời(bảy nổi ba chìm với nước non)

+Không được tự quyết định cuộc đời mình,số phận nhiều may rủi,bấp bênh,bất trắc(rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn)

-Thái độ của tác giả:

+Ngợi ca trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong đó không loại trừ cả bản thân Hồ Xuân Hương

+Cảm thương cho số phận bập bênh,chìm nổi của học/mình

+Ngầm phê phán chế độ phong kiến''trọng nam khinh nữ''không biets trân trọng những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ

+Đòi hỏi sự trân trọng,nâng niu từ phía các đấng mày râu

Lâm Nguyễn Khánh Linh
12 tháng 10 2018 lúc 20:32

-Hình ảnh người phụ nữ:

+hình thức:xinh đẹp,trắng trẻo và đầy đặn.

+thân phận:lênh đênh, chìm nổi,lận đận.

+rắn nát:phụ thuộc và cam chịu.

+phẩm chất:"giữ tấm lòng son''->thủy chung,son sắt,nghĩa tình.

NT:''mô típ''thân em-và thành ngữ.

=>vẻ đẹp hoàn hảo những cuộc đời lại truân chuyên bất hạnh->trân trọng và cảm thông cho người phụ nữ.

CHÚC BN HC TỐT!!!^^

Trần Trọng Tuấn
Xem chi tiết
Lê Khoa Hạnh Uyên
29 tháng 9 2016 lúc 18:54

Hôm trước cô giáo mình nói là Than Thân đấy bạn

 

Họ Phạm
28 tháng 9 2016 lúc 18:49

gần giống với bài sông núi nước nam

 

Họ Phạm
28 tháng 9 2016 lúc 19:07

sai rồi nha câu trả lời là:
Bài thơ Bánh trôi nước của ( Hồ Xuân Hương) có sử dụng từ hán việt có những từ: như rắn nát,mặc dầu Từ ngữ hình ảnh giống với bài thơ sông núi nước nam theo ta đã học.........

HỌC TỐT NHÁ

Shiine Kokomi
Xem chi tiết
Lê Khoa Hạnh Uyên
29 tháng 9 2016 lúc 18:15

Hồ Xuân Hương(?-?) lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Điễn(1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm

( Mình chỉ biết nhiêu đây thôi, mong là giúp được bạn

Lê Khoa Hạnh Uyên
29 tháng 9 2016 lúc 18:16

Hồ Phi Diễn nhé bạn, mình nhấn nhầm

 

oOoLEOoOO
29 tháng 9 2016 lúc 18:22

lên mạng mà tra bạn , đầy dẫy ra!!!!hihi

Shiine Kokomi
Xem chi tiết
Họ Phạm
30 tháng 9 2016 lúc 15:16

chỉ ra mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn hoá dân gian  .... quát: "Hồ Xuân Hương là nhà thơ đã tiếp thu đến mức tối đa và vận dụng đến độ thành thục, điêu luyện nhất những chất liệu, yếu tố của tục ngữ,

thân thị huyền
Xem chi tiết
Họ Phạm
30 tháng 9 2016 lúc 15:12

- Thơ của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ Đường luât nhà thơ không sử dụng từ hán việt.
- Thơ của Hồ Xuân Hương giống với loại thơ nhưng câu hát than thân, châm biếm

Trần Thị Nhung
6 tháng 10 2016 lúc 17:22

- Thơ của Hồ Xuân Hương có sử dụng từ Hán Việt nhưng ít mà thôi (VD: Trong bài bánh trôi nước có sử dụng từ Hán Việt là nước non)

- Từ ngữ và hình ảnh trong bài thơ gần với những câu hát than thân châm biếm

 

nguyen thi kieu anh
Xem chi tiết
Họ Phạm
3 tháng 10 2016 lúc 6:03

hỏi ko đưa hình sao mà trả lời

 

Trần Thị Nhung
6 tháng 10 2016 lúc 17:28

hình ảnh thứ 2 là hình ảnh quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ

 

vũ khánh chi
7 tháng 10 2016 lúc 13:30

hình nào vậy?

 

nguyen thi kieu anh
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
30 tháng 9 2016 lúc 10:14

Câu đâu

Trần Thị Nhung
6 tháng 10 2016 lúc 17:35

Câu đúng: a', b', c, c', d', e'

Câu sai:a,b,d,e

ok

ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 9:15

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 10:42
       

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

Ngô Châu Bảo Oanh
2 tháng 10 2016 lúc 9:10

Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước | Học trực tuyến