Hướng dẫn soạn bài Ánh Trăng - Nguyễn Duy

Thao Van
Xem chi tiết
dương minh tuấn
1 tháng 11 2016 lúc 18:49

Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở quê hương. Tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, với những hồ bể trong đầy tôm cá. Đối với tôi, đó là những năm tháng tuyệt vời nhất.
Năm tháng cứ trôi đi êm đềm. Rồi một ngày kia, chiến tranh bùng nổ. Để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, tôi phải rời quê hương để đi lính. Cuộc sống của tôi lúc này đã thay đổi. Tôi dần dần gắn bó với những ngọn núi, với cánh rừng hoang vu sặc mùi bom đạn. Nhưng trong lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng, nhớ gia đình, nhớ lối xóm. Trong những lúc như thế, tôi thường nhìn trăng. Vầng trăng như một người bầu bạn cùng tôi, có thể an ủi, làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Trăng chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ. Trong suốt chặng hành trình gian lao cực khổ, trong cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cây cỏ, vầng trăng mộc mạc như một người bạn tri kỷ, luôn đồng hành và sát cánh bên tôi. Đã có lúc, tôi ngỡ rằng hứa sẽ không và không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy.
Và chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại. Thoát khỏi cuộc sống bần cùng, nghèo khổ trong chiến tranh là cái khát vọng lớn nhất của những người lính chúng tôi. Vì vậy, tôi về sống ở thành phố, trong một căn phòng buyn-đinh tiện nghi. Cuộc sống ở thành phố rất hiện đại. Đâu đâu cũng có những ánh điện, cửa gương. Dần dà, tôi đã quen cái cuộc sống của thành thị. Và trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi vầng trăng – người bạn tri kỷ của mình. Mỗi tối, trăng đi qua ngõ mà như người dưng qua đường. Xa lạ, không quen, không biết, vầng trăng đã bị tôi – một người bạn thân thiết, gắn bó của một thời – lãng quên.
Rồi một ngày nọ, đèn điện bỗng vụt tắt. Căn phòng trở nên tối om. Theo phản xạ, tôi bèn bật tung cánh cửa sổ để ánh sáng lan vào. Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.
Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Tôi thật sự hối hận vì đã quên trăng. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi cứ nghẹn ngào, nước ở khóe mắt cứ muốn trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi ở suốt chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.

Bình luận (0)
Tường Vy
23 tháng 6 2019 lúc 8:28
Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.
Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.
Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.
Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng - vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.
Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.
Bình luận (0)
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết
nguyenthihab
23 tháng 11 2017 lúc 21:32

-tri kỉ là bạn biết ta,ta bt bạn,tình cảm bạn bè gắn bó

-nghĩ là không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa,nhưng cuối cùng vẫn thay đổi quên đi vầng trăng vốn là người bạn tri kỉ thuở nhỏ

-từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

cuộc sống hiện đại đầy đủ vs ánh sáng chói lóa cs ánh điện,cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng cs vầng trăng.c/s đầy đủ,quên đi khóa khứ ,quên ng bn tri kỉ.sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.

-cảm thấy bất ngờ khi thấy vầng trăng

-nt dùng đt đặc tả,đt mạnh

Bình luận (0)
Trần Thị Ngân
Xem chi tiết
Tường Vy
23 tháng 6 2019 lúc 8:26

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu:

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.

Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.

Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.

Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy:

Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên.

Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị : thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người.

Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng.

Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.

Bình luận (0)
Quách Thu Hiền
Xem chi tiết
vungcodung
Xem chi tiết
Linh Linh
29 tháng 5 2021 lúc 21:06

nghẹn ngào, thổn thức

Bình luận (0)
vungcodung
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 5 2021 lúc 21:01

Tham khảo nha em:

2 câu thơ đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, nhân hóa để nói về vầng trăng tình nghĩa:

- Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

=> Biện pháp tu từ đã làm tăng giá trị biểu đạt, làm lời thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó nhấn mạnh sự vô tâm của con người đối với vầng trăng và cho thấy sự tình nghĩa của vầng trăng trong cuộc đời.

  
Bình luận (0)
Linh Linh
29 tháng 5 2021 lúc 21:02

TK

+Ánh trăng ''im'' phăng phắc

Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ cho ánh trăng.

Tác dụng: giúp cho hình ảnh ''ánh trăng'' thêm sinh động và gần gũi với con người. Đồng thời, còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt lẫn nội dung và hình thức.

Bình luận (0)
Bình Trần
29 tháng 5 2021 lúc 21:12

Khổ thơ đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, nhân hóa để nói về vầng trăng tình nghĩa:

 - Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. - Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. => Các biện pháp tu từ đã làm tăng giá trị biểu đạt, làm lời thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó nhấn mạnh sự vô tâm của con người đối với vầng trăng và cho thấy sự tình nghĩa của vầng trăng trong cuộc đời.
Bình luận (0)
vungcodung
Xem chi tiết
YunTae
29 tháng 5 2021 lúc 21:15

- Thái độ sống : Con người có thể vô tình quên nhưng nhưng tình nghĩa vẫn mãi vĩnh hằng và trường tồn 

- Câu tục ngữ : "Uống nước nhớ nguồn" , "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Bình luận (0)
Linh Linh
29 tháng 5 2021 lúc 21:20

con người có thể lãng quên nhưng tình nghĩa quá khứ vẫn trọn vẽn, vĩnh hằng

câu: uống nước nhớ nguồn

Bình luận (0)
vungcodung
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 5 2021 lúc 21:28

Tham khảo nha em:

Lòng khoan dung trong cuộc sống là lòng nhân từ, sự tha thứ. Ai cũng muốn mình được lòng khoan dung từ người khác. Nhưng không phải muốn cái gì được cái đấy, vì lòng khoan dung không phải ở trong tất cả mỗi chúng ta; lòng khoan dung chỉ ở trong một số người nhân hậu và chỉ trao đi khi thực sự cần thiết.Lòng bao dung và vị tha luôn cần thiết trong mọi xã hội chứ không riêng xã hội hiện đại này. Người Việt Nam đã có tinh thần ấy từ lâu đời, thể hiện rõ sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, chúng ta luôn bày tỏ lòng hòa hiếu. Những thế trẻ ngày nay không hề không hề có lòng khoan dung, sự vị tha; nhưng chỉ khi rơi vào tình cảnh khó khăn, tạo ra tội lỗi thì họ mới nhận thức được lòng khoan dung và mong muốn nhận được sự vị tha.Vị tha và khoan dung là món quà, lễ vật lớn nhất cho mình và người khác. Những người nhận được sự vị tha và khoan dung có thể sẽ làm được điều kỳ diệu. Chúng ta nên nâng niu và giữ trọn vẹn nó ở trong tâm hồn trong sáng của chúng ta

Bình luận (0)
💢Sosuke💢
29 tháng 5 2021 lúc 21:28

Tham khảo:

Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người. Từ cách giải thích này ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp. Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản th

Bình luận (0)
Kieu Diem
29 tháng 5 2021 lúc 21:28

thamkhao

Ai cũng có thể phạm phải sai lầm trong cuộc sống của mình do vô tình hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về vật chất và tinh thần. Lúc đó, rất cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, chì chiết hoặc thù hận người khác khi họ gây ra lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương người khác; biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ khi người khác phạm phải lỗi lầm hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả, sửa chữa sai lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Xử phạt sẽ có được công bằng nhưng chính lòng bao dung mới là động lực để mỗi chúng ta biết quý trọng cuộc sống, không phạm phải sai lầm đáng tiếc, gắn kết con người với nhau trong một cuộc sống thân ái, công bằng và hạnh phúc.

Bình luận (0)
vungcodung
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 5 2021 lúc 22:27

Tham khảo nha em:

Nhà thơ Chính Hữu được biết đến là nhà thơ của những người lính, một trong những tác phẩm có giá trị lớn nhất là bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ sáng tác năm 1948, nội dung bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy được thể hiện rõ nét đầy chất lãng mạn qua khổ thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Mở đầu bài thơ tác giả dùng các từ ngữ mộc mạc, chân thực nhất để miêu tả cuộc sống vất vả, khó khăn của những người lính: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước.

Mở đầu là thế nhưng khi khép lại bài thơ tác giả lấy hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ cho chúng ta hình dung ra không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Khí hậu nơi núi rừng Việt Bắc vào mùa đông luôn lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Sự khắc nghiệt của thời tiết, cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, giá rét là thế nhưng có tình đồng chí là luôn đong đầy, chính tình cảm gắn bó keo sơn như người thân trong gia đình đã giúp các anh vượt qua, chịu đựng biết bao nhiêu thử thách. Mặt khác, chính những gian nan ấy càng là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Trong cái khí lạnh, không gian âm u, lạnh lẽo đến gai người của núi rừng thì hình ảnh các anh vẫn đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm, nghị lực của tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh tĩnh mà động ấy sẽ xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối, cái vắng lặng của núi rừng. Giờ phút trước trận chiến đấu với kẻ thù, rất căng thẳng, những người lính sắp bước vào cuộc chiến đấu ác liệt, họ sẽ đứng ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng tất cả dường như đều rất nhẹ nhàng, tinh thần rất bình thản, bởi giây phút ấy luôn có đồng đội sát cánh là sự động viên, là nguồn tiếp thêm sức chiến đấu, giúp họ vững tâm và quyết tâm hơn khi vào trận đánh.

Câu thơ kết “Đầu súng trăng treo” đây là hình ảnh không có thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con người tạo nên vẻ đẹp riêng của người lính. Giữ không gian rộng lớn, đêm tối âm u như vậy nhưng vẫn có ánh trăng như soi sáng. Những người lính đứng cạnh nhau trog lúc chờ giắc tới họ bình thản ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh áo rách quần vá, chân không giày. Chúng ta thấy nhà thơ đã tạo nên sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Hình ảnh cây súng chính là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng cho sự hòa bình. Đầu súng của người chiến sỹ có treo trăng hay nói cách khác cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình.

Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của những người lính. Súng thể hiện cho hiện thực, trăng thể hiện sự lãng mạn. Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng cho ta thấy được người lính không phải lúc nào cũng chỉ là nguy hiểm, lúc nào cũng đối mặt với đạn bom, sự hy sinh, mà cuộc đời của họ còn bắt gặp được những hình ảnh vô cùng lãng mạn, trong sáng đẹp đẽ, thi vị, ngay trong không gian và thời gian của chiến tranh.

Chính Hữu đặt hai hình ảnh ánh trăng và súng gần nhau để bổ sung cho nhau, tạo nên một ý nghĩa mới: Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay người chiến sĩ là vũ khí để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình. Ánh trăng trên trời soi sáng cho người chiến sỹ cách mạng, ánh trăng như muốn làm bạn với người chiến sĩ, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp của chiến sỹ cách mạng. Toàn bài thơ nổi bật nhất chính là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối trong hoàn cảnh phục kích giặc.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng mọi kẻ thù. Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Kết thúc bài thơ nhà thơ Chính Hữu chỉ dùng ba câu thơ ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. "Đồng chí" là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Chúng ta hãy biết nâng niu và trân trọng, gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì sự độc lập của dân tộc.

Bình luận (0)